Tổ chức y tế thế giới đã và đang đưa ra các chương trình giám sát dịch bệnh trong con người và động vật, cũng như giám sát các yếu tố gây bệnh trong thực phẩm. Uỷ ban Codex đã được Tổ chức y tế thế giới cùng với Tổ chức lương thực thế giới thành lập năm 2002 nhằm xem xét các tiêu chuẩn cho từng chất tồn dư trong mỗi loại thực phẩm. Cục An toàn Thực phẩm của mỗi quốc gia tổ chức thực hiện các chương trình tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm, thúc đẩy các thực hành sản xuất tốt và giáo dục những người bán lẻ và người tiêu dùng. Đưa ra những chế tài xử lý thích hợp các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo dục cho
người tiêu dùng thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những can thiệp quan trọng trong công tác phòng chống bệnh tật từ dinh dưỡng.
Tại châu Âu, các phương pháp phát hiện và giám sát hormone sinh dục steroid tự nhiên (HSSN) đã được đưa ra. Việc cấm sử dụng trong chăn nuôi một số chất có tác dụng hormone, kể cả các hormone sinh dục steroid tự nhiên được ghi rõ trong chỉ thị 88/146/CE.
Ở Việt Nam, các cơ quan, tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến VSATTP, phải hoạt động tuân thủ theo Nghị định số 79/2008/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về VSATTP từ trung ương đến địa phương. Thanh tra VSATTP (thuộc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, đảm trách các nội dung thanh tra về: Việc thực hiện các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về VSATTP đối với thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu được lưu thông trên thị trường; tuân thủ điều kiện
VSATTP đối với thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, phụ gia thực phẩm...Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản và một số Cục liên quan thuộc Bộ NN-PTNT có tổ chức Thanh tra, trong phạm vi quản lý nhà nước. Áp dụng các hệ thống quản lý VSATTP trong sản xuất, chế biến, vận chuyển và các hệ thống VSATTP khác; tồn dư kháng sinh, hoá chất độc hại và các tác nhân gây bệnh cho động vật, thực vật trong nông, lâm sản trước khi thu hoạch...; thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng và an toàn thực phẩm...trong sản xuất, chế biến trước khi lưu thông trên thị trường; chứng nhận về chất lượng, VSATTP đối với sản phẩm nông-lâm-thuỷ sản và nhập khẩu, sản phẩm sản xuất trong nước để chế biến xuất khẩu; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho các lô hàng động vật sống, sản phẩm động thực vật có nguy cơ mang mầm bệnh xuất, nhập khẩu...Từ khi Nghị định được ban hành, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia được thành lập trực thuộc Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ trọng tài và khả năng đánh giá năng lực các phòng kiểm nghiệm
VSATTP thực phẩm trên toàn quốc và khu vực phía Bắc. Các trung tâm kiểm nghiệm, các phòng xét nghiệm của các viện nghiên cứu khoa học, trường đại học, học viện... có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm về VSATTP cho các tổ chức, cá nhân.