Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố thái nguyên và hiệu quả can thiệp (Trang 38)

Chọn mẫu nghiên cứu mô tả, đánh giá tình trạng KAP của người chăn nuôi lợn theo công thức sau [5]:

n = Z1-2 α/ 2 P×q

d 2

Trong đó: n : cỡ mẫu nghiên cứu

Z 1-α/2 là giá trị điểm Z tại mức α, với α = 0,05, Z 1-α/2 = 1,96 P là tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức, sử dụng kháng sinh, hormone đúng trong chăn nuôi, chọn P = 50% để có cỡ mẫu lớn nhất. d là độ sai số mong muốn chọn d = 0,05

Thay vào công thức ta có:

1,962 x 0,50 x (1 -0,50) n=

0,05 2

= 384 đối tượng

Trên thực tế chúng tôi đã chọn 384 người chủ hộ chăn nuôi lợn đủ tiêu chuẩn nghiên cứu để phỏng vấn KAP về chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong số 2140 hộ chăn nuôi lợn của hai phường và một xã được chọn làm nghiên cứu.

Kỹ thuật chọn mẫu:

- Chọn chủ đích 2 phường: Quang Vinh, Tân Long thuộc Thành phố Thái Nguyên và một xã Linh Sơn đại diện cho khu vực nông thôn. Hai phường và xã đ- ược chọn làm nghiên cứu là những cơ sở có tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn cao và cung cấp chủ yếu thịt lợn cho khu vực thành phố Thái Nguyên.

- Chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống:

+ Lập danh sách toàn bộ số người trực tiếp chăn nuôi lợn của 2 phường, xã Linh Sơn.

+ Xác định khoảng cách mẫu: k

+ Bốc thăm ngẫu nhiên khoảng cách mẫu để lấy người đầu tiên vào mẫu. Rồi lần lượt chọn lấy người nghiên cứu thứ hai là x + k, người nghiên cứu thứ 3 là x + 2k …cho đến khi đủ 384 người.

+ Lập danh sách 384 người đã chọn để đưa vào nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:

+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Không đủ điều kiện tham gia nghiên cứu, tập huấn. + Đang mắc bệnh cấp tính tại thời điểm điều tra.

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu phân tích tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, gan và thận lợn:

n =

ε 2 × P

Trong đó: n là tổng số mẫu cần phân tích xét nghiệm Z: 1,96 với khoảng tin cậy 95%

ℇ: sai số cho phép 0,5

P: Tỷ lệ mức mức độ tồn dư kháng sinh trong thực phẩm động vật theo các kết quả nghiên cứu trước là 20 % (Theo Trần Quang Thuỷ) [49]

Thay các số đã biết vào công thức trên ta tính được cỡ mẫu là: n=

2

2 = 68

Vậy cỡ mẫu phải thu thập là: n = 68 mẫu cho mỗi loại (thịt, thận và gan) Trong nghiên cứu này chúng tôi đã chọn 68 mẫu thịt lợn, trong đó 34 mẫu thịt lợn chăn nuôi hộ gia đình, 34 mẫu thịt lợn lấy ở những hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Chọn 68 mẫu thận lợn, trong đó 34 mẫu thận lợn chăn nuôi hộ gia đình, 34 mẫu thận lợn của những hộ chăn nuôi lợn công nghiệp. Chọn 68 mẫu gan lợn, trong đó 34 mẫu gan lợn thuộc các hộ chăn nuôi hộ gia đình, 34 mẫu gan lợn thuộc các hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Như vậy tổng số mẫu là 204 mẫu.

- Kỹ thuật chọn mẫu và bảo quản mẫu: Theo kỹ thuật lấy mẫu thịt và sản phẩm thịt (theo TCVN 4833-1:2002) [1] (phụ lục 4)

2.2.3. Phương pháp can thiệp

- Cỡ mẫu can thiệp được tính theo công thức sau:

(0,5) × 0, 2

(1,96) × (1 − 0, 2) 2 Z × (1- P)ε

n = ( Z1-α/2 + Z1-β/2 )2 p1q1 + p2q 2 (p1 - p2 )2

Trong đó n : Cỡ mẫu nghiên cứu ở mỗi nhóm can thiệp và đối chứng. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy:

p1: tỷ lệ chung người chăn nuôi lợn có kiến thức đúng về chăn nuôi lợn an toàn sinh học trước can thiệp là 39,06% (theo điều tra thử ban đầu).

p2: Tỷ lệ mong muốn người chăn nuôi lợn có kiến thức đúng về chăn nuôi lợn an toàn sinh học sau can thiệp là 65%.

q1 = 1- p1

q2 = 1 - p2

α = Xác xuất sai lầm loại I, chọn α = 0,05 tương ứng với mức độ tin cậy 95%

Z1-α/2 : giá trị Z1-α/2 là 1,96 Z1-β/2 : gía trị Z1-β/2 là 1,28

Thay vào công thức ta có: n = 72. Vậy cỡ mẫu tối thiểu ở mỗi nhóm can thiệp và nhóm chứng là 72. Để phòng cho các trường hợp bỏ cuộc, do thời gian nghiên cứu kéo dài do vậy chúng tôi lấy tăng thêm 40%. Như vậy cỡ mẫu tối thiểu lấy 102 người mỗi nhóm. Do ở Phường Tân Long (nhóm chứng) số hộ thường xuyên có lợn thịt > 20 lợn/1 lứa chỉ có 116 hộ, do vậy chúng tôi lấy toàn bộ số người chăn nuôi lợn ở phường này làm đối chứng.

Kỹ thuật chọn mẫu:

+ Nhóm can thiệp: Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 102 người ở phường Quang Vinh đã được điều tra KAP về ATSH ở đầu vào, nhóm này sẽ được can thiệp KAP về ATSH.

+ Nhóm chứng: Chọn ngẫu nhiên 116 người chăn nuôi lợn ở phường Tân Long đã được điều tra KAP về ATSH ở đầu vào, nhóm này không được can thiệp KAP về ATSH.

Tiêu chuẩn chọn nhóm can thiệp và nhóm chứng tương đồng về đặc điểm nhân khẩu, kinh tế văn hoá xã hội.

Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:

- Những người không đồng ý phối hợp nghiên cứu và tham gia nghiên cứu. - Những người không được đánh giá KAP ở đầu vào.

- Những người không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh cấp tính.

- Chọn mẫu xét nghiệm:

+ Tiêu chuẩn, kỹ thuật chọn các mẫu xét nghiệm (thịt, gan và thận) ở giai đoạn can thiệp cũng như giai đoạn trước can thiệp)

+ Đối với nhóm can thiệp: chỉ chọn các mẫu thịt, thận và gan lợn ở những hộ gia đình đã được xét nghiệm xác định tình trạng tồn dư kháng sinh, hormone ở đầu vào và chủ hộ chăn nuôi lợn được can thiệp bằng giáo dục kiến thức, thực hành về chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

+ Đối với nhóm chứng: tiêu chuẩn, kỹ thuật chọn các mẫu thịt, gan và thận lợn như ở giai đoạn trước can thiệp, chỉ chọn mẫu xét nghiệm ở những hộ gia đình không nhận được can thiệp bằng giáo dục kiến thức, thực hành về chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

+ Việc chọn các mẫu xét nghiệm ở cả hai nhóm được tiến hành trong cùng một thời gian nhất định.

Chọn vấn đề can thiệp

Trên thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn đã được đề cập đến trong một số tài liệu như đặc điểm thức ăn chăn nuôi trên thị trường, nhu cầu chữa bệnh trong chăn nuôi và một số yếu tố sinh học, các yếu tố trên quá rộng, trong khuôn khổ đề tài này không thể giải quyết được vì thời gian và tài chính hạn hẹp. Hơn thế nữa, các kết quả nghiên cứu của chúng tôi về kiến thức, thái độ, thực hành của người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an toàn sinh học cho thấy còn rất hạn chế. Các yếu tố này có mối liên quan mật thiết với trình trạng tồn dư kháng sinh, hormone, và còn ít được nghiên cứu. Do vậy, các yếu tố về kiến thức, thái độ, thực hành của người chăn nuôi lợn đã được chọn làm nội dung phù hợp can thiệp trong đề tài này.

Các hoạt động can thiệp:

+ Chuẩn bị nội dung, địa điểm tại các nhà văn hoá xóm, lịch thời gian cụ thể và các phương tiện hỗ trợ cần thiết cho TT- GDSK.

- Thực hiện các hoạt động TT - GDSK:

Hoạt động TT - GDSK được tiến hành đồng bộ trong tất cả 12 xóm can thiệp, dựa theo kế hoạch mà các tổ công tác từng xóm đã xây dựng, do trưởng xóm điều hành và phân công.

+ Truyền thông trực tiếp trong các buổi học tập, hoặc trong các cuộc họp xóm (trưởng xóm thực hiện), sinh hoạt phụ nữ, thanh niên (NVYTTB hoặc CTVDS thực hiện theo kế hoạch phân công)... thời lượng từ 1 đến 2 giờ, tuỳ thuộc tính chất buổi sinh hoạt cụ thể.

+ Truyền thông gián tiếp bằng đọc tài liệu trên đài truyền thanh trên loa đài của xóm, mỗi ngày phát 2 lần. Thời lượng 15 đến 20 phút. (do trưởng xóm thực hiện).

+ Mỗi trưởng xóm, NVYTTB và CTVDS của các xóm được phân công phụ trách một số hộ gia đình chăn nuôi lợn trong diện nghiên cứu can thiệp, đảm bảo 100% số hộ được các cán bộ xóm trực tiếp kiểm tra chế độ ăn của lợn đúng chỉ dẫn. Đồng thời các cán bộ xóm phối hợp với gia đình nhắc nhở, động viên và tạo điều kiện cho người chăn nuôi lợn thực hiện tốt qui trình chăn nuôi lợn đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các lớp tập huấn được các giảng viên của Trung tâm đào tạo nông dân tỉnh Thái Nguyên giảng dạy. Tài liệu do nhóm nghiên cứu biên soạn, phương pháp tập huấn có sự tham gia của người dân theo tài liệu tập huấn của Hội khuyến nông Việt Nam đã được chuẩn hoá chung trong toàn quốc. Phương pháp này tiếp cận phù hợp với những người dân, người chăn nuôi lợn dễ hiểu, dễ thực hành thông qua các quan sát trực quan của giảng viên làm mẫu. Người chăn nuôi được tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận những phần chưa rõ, hoặc cách chăn nuôi như thế nào tốt hơn để đảm bảo thịt lợn của họ sản xuất ra dễ được thị trường chấp nhận tiêu thụ.

Xây dựng mô hình

Sơ đồ mô hình can thiệp ở phường

Ban chỉ đạo

TTổ công tác Tổ giám sát Tổ công tác

Người chăn nuôi

Xây dựng tài liệu tuyên truyền

- Tài liệu sử dụng cho tập huấn tổ công tác:

Để có những thông điệp truyền thông phù hợp với đối tượng người chăn nuôi lợn ở phường, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các tài liệu chuẩn của Khuyến Nông quốc gia về An toàn sinh học trong chăn nuôi, tài liệu về sử dụng an toàn kháng sinh, hormone trong chăn nuôi lợn do nhóm nghiên cứu biên soạn dựa trên các kết quả phân tích từ điều tra ban đầu.

+ Tài liệu an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn, dành cho các tổ viên tổ công tác và người chăn nuôi lợn có nhu cầu tìm hiểu (phụ lục 2).

+ Bài TT - GDSK phòng tồn dư kháng sinh, hormone cho hoạt động tuyên truyền (phụ lục 2).

+ Tờ rơi tuyên truyền về “sử dụng an toàn kháng sinh, hormone trong chăn nuôi lợn”, phát cho 100% người chăn nuôi lợn (phụ lục 3)

Tập huấn hộ chăn nuôi, cán bộ cơ sở

- Tổ chức nhân sự: thành lập “Ban chỉ đạo An toàn sinh học trong chăn nuôi lợn” ở cấp phường và “Tổ công tác" ở xóm - gồm Trưởng xóm, cộng tác viên dân số, cán bộ phụ trách khuyến nông ở xóm. Đó là mô hình huy động nhân lực tại chỗ, từ cán

bộ chính quyền, ban ngành phường, cán bộ của Hội nông dân phường tới các trưởng xóm, cộng tác viên dân số và cán bộ khuyến nông.

- Tập huấn: tập huấn cho các thành viên trong ban chỉ đạo và tổ công tác về các vấn đề cơ bản về an toàn sinh học, sử dụng an toàn kháng sinh, hormone trong chăn nuôi lợn và về các kỹ năng truyền thông - giáo dục sức khoẻ.

- Thời gian tập huấn: là 3 ngày mỗi đợt, có kiểm tra đánh giá kiến thức đầu vào và ra. Tiến hành làm 2 đợt để tập huấn được tới tất cả các học viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố thái nguyên và hiệu quả can thiệp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w