Hạn chế 2: Nhân lực chuyên về truyền thông và quảng bá chƣa đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động chiêu thị sản phẩm tranh thêu tay tại công ty TNHH XQ việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Nhận xét về thực trạng hoạt động chiêu thị cho sản phẩm tranh thêu tay

4.3.2.2. Hạn chế 2: Nhân lực chuyên về truyền thông và quảng bá chƣa đƣợc

chƣa đƣợc đầu tƣ

Biểu hiện của hạn chế 2

Đội ngũ 1000 nhân viên thuộc khối kinh doanh, văn phòng phân bổ tại các chi nhánh trên cả nước với các bộ phận như tiếp thị, kế toán, thương mại, sáng tạo, họa sĩ, vật tư, kinh doanh. Hiện tại, bộ phận kinh doanh của Công ty vừa thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, quan hệ khách hàng, vừa thực hiện các nghiệp vụ về marketing và truyền thông, tổ chức sự kiện. Công ty chưa có bộ phận riêng hay nhân viên có nghiệp vụ về marketing và truyền thông, với số lượng 50 nhân viên chủ yếu tập trung tại trụ sở chính, với lượng cơng việc phân bổ khá lớn nên công tác về truyền thông và marketing không được Công ty chú trọng.

Đội ngũ nhân viên tuy nhiều kinh nghiệm nhưng lại chưa chuyên nghiệp trong truyền thông và quảng bá cho các sự kiện, các hoạt động của Công ty. Do nguồn nhân lực chuyên về truyền thông và marketing hiện nay Cơng ty chưa có nên các hoạt động, sự kiện lớn của Công ty không được quảng bá rộng rãi đến khách hàng, mà chỉ được thông báo trong nội bộ và khách hàng thân thiết. Bên cạnh đó, thiếu nhân lực cũng làm cho hoạt động trên những trang mạng của Công ty hoạt động không liên tục và tạo được nhiều sự chú ý từ cộng đồng. Trong những năm 2000 mọi người nhắc đến tranh thêu tay thì sẽ nhớ đến thương hiệu tranh thêu XQ, nhưng hiện nay trên thị trường đã có sự xuất hiện của nhiều cơng ty kinh doanh cùng lĩnh vực này. Việc thiếu nhân viên truyền thông đã làm cho Công ty thiếu đi những hoạt động quảng bá nhằm nhắc nhớ lại thương hiệu trong tâm trí khách hàng sẽ làm họ dần quên đi sự nhận diện của thương hiệu.

Tác động của hạn chế 2

Tuy là thương hiệu lớn trong ngành thêu, nhưng có nhiều người tiêu dùng không biết đến sản phẩm tranh thêu của Công ty, điều này làm cho các chiến lược chiêu thị của Công ty tuy được đầu tư, độc đáo nhưng lại bị lu mờ trước hàng ngàn

những hoạt động chiêu thị của nhiều công ty khác trên thị trường. Điều này làm giảm sự tiếp cận với người tiêu dùng, làm cho nhận diện thương hiệu bị lãng quên trong khách hàng, nhiều khách hàng chuyển sang những thương hiệu khác. Do đó, số lượng tiêu thụ so với thời kỳ trước đã giảm đi rất nhiều, gây tổn thất cho Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động chiêu thị sản phẩm tranh thêu tay tại công ty TNHH XQ việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)