Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động chiêu thị sản phẩm tranh thêu tay tại công ty TNHH XQ việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động chiêu thị của doanh nghiệp

1.3.2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

“Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE – Internal Factor Evalution) là công cụ xây dựng chiến lược tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu chính trong các bộ phận chức năng của một doanh nghiệp, đồng thời cung cấp một cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.” (David, 2015, Quản trị chiến lược, trang 137).

 Ma trận được xây dựng theo 5 bước:

- Bước 1: Lập danh sách các yếu tố nội bộ được xác định trong quá trình đánh giá các yếu tố bên trong. Liệt kê từ 10 đến 20 yếu tố gồm điểm mạnh và điểm yếu. - Bước 2: Xác định trọng số của các yếu tố theo tầm quan trọng, từ 0(không quan

trọng) đến 1(rất quan trọng). Trọng số này thể hiện mức quan trọng tương quan của yếu tố đến thành công trong ngành. Tổng điểm cho các yếu tố phải bằng 1. - Bước 3: Tính điểm từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố để: 1= điểm yếu chính, 2= điểm

yếu phụ, 3 = điểm mạnh phụ, 4 = điểm mạnh chính.

- Bước 4: Nhân trọng số của từng yếu tố với điểm của chính nó để xác định điểm theo trọng số.

- Bước 5: Cộng tất cả điểm theo trọng số của các yếu tố để tìm ra tổng điểm theo trọng số của tổ chức.

Tổng điểm theo trọng số cao nhất có thể cho một tổ chức là 4,0 và điểm theo trọng số thấp nhất là 1,0; tổng trung bình điểm theo trọng số là 2,5. Tổng điểm theo trọng số thấp hơn nhiều so với mức 2,5 thể hiện các tổ chức có nội bộ yếu, trong khi nếu tổng điểm này vượt cao hơn mức 2,5 biểu thị một vị thế bên trong vững mạnh.

Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Điểm mạnh Trọng số (a) Điểm(b) Điểm theo trọng số (c) = (a)*(b) 1.

… n.

Điểm yếu Trọng số Điểm Điểm theo trọng số

1. … n.

Tổng cộng 1,00

TĨM TẮT CHƢƠNG 1

Chương 1 đã tóm tắt phần cơ sở lý thuyết về tiêu thụ và vai trị của hoạt động tiêu thụ đến q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lý thuyết về hoạt động chiêu thị, các công cụ của chiêu thị. Dựa vào các cơng cụ chiêu thị để phân tích thực trạng ứng dụng của doanh nghiệp trong việc tăng lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường. Bên cạnh đó, việc tóm tắt các cơng cụ phân tích cạnh tranh để làm cơ sở để phân tích thực trạng của doanh nghiệp ở chương 2 và đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động chiêu thị ở chương 5.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ TRONG TIÊU THỤ TRANH THÊU TAY TẠI CÔNG TY XQ VIỆT NAM

2. D

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động chiêu thị sản phẩm tranh thêu tay tại công ty TNHH XQ việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)