2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
2.2.1.2. Chất lượng tài sản
Chất lượng tài sản của SCB được đánh giá thông qua các khoản mục chủ yếu như tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác; các khoản đầu tư và cho vay khách hàng.
Bảng 2.3: Cơ cấu tổng tài sản SCB giai đoạn 2009 - T06/2013
Đvt: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009(*) 2010(*) 2011(*) 01/2012(**) 12/2012(**) 06/2013(**) Tổng tài sản 54,492 60,183 79,151 145,003 149,205 151,368 Tăng trưởng (%) - 10.44 31.52 83.20 2.90 1.45 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 1 Tiền mặt và TGTT tại NHNN, TCTD khác 5,069 3,852 3,506 3,428 7,928 7,715 Tăng trưởng (%) 75.99 91.02 97.78 231.27 97.31 Tỷ trọng (%) 9.30 6.40 4.43 2.36 5.31 5.10
2 Chứng khoán đầu tư 8,723 6,036 7,096 4,976 4,646 7,071
Tăng trưởng (%) 69.20 117.56 70.12 93.37 152.20 Tỷ trọng (%) 16.01 10.03 8.97 3.43 3.11 4.67 3 Cho vay khách hàng 30,969 32,409 41,236 64,419 87,135 92,435 Tăng trưởng (%) - 104.65 127.24 165.92 127.35 106.08 Tỷ trọng (%) 56.83 53.85 52.10 47.18 58.40 61.07 Trong đó: Nợ xấu (%) 1.28 12.46 8.96 7.25 7.22 5.84
Tính đến 31 tháng 12 năm 2012 tổng tài sản của SCB 149,205 tỷ đồng, tăng
4,202 tỷ đồng và tăng 3% so với đầu năm. Tổng tài sản của SCB tăng trong năm 2012 chủ yếu là do SCB cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng. Cơ cấu tài sản trong năm 2012 của SCB có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng các khoản
đầu tư và các khoản tài sản có khác, trong đó phần lớn là các khoản đầu tư.
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 cho thấy tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác của SCB tăng giảm không đồng đều qua các năm. Trong hai năm 2010 và 2011 tiền mặt và tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, TCTD khác đều giảm. Nếu năm 2009 con số này là 5,069 tỷ đồng thì năm 2011 giảm còn 3,506 tỷ đồng. Tiền mặt và
tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác của SCB thấp nhất vào tháng 01 năm 2012 chỉ đạt 3,428 tỷ đồng. Tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác của SCB liên tục giảm từ năm 2009 đến tháng 01 năm 2012 cho thấy khả năng thanh khoản của SCB ngày càng tiến triển theo chiều hướng xấu, đặc biệt là những tháng đầu năm 2012. Khi chất lượng tài sản giảm thì năng lực tài chính của SCB cũng giảm .
Sau hợp nhất, với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và của NHNN, SCB đã dần thốt khỏi tình trạng thanh khoản kém. Nguồn tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác của SCB gia tăng mạnh nhất vào tháng 12 năm 2012 và đạt con số 7,928 tỷ đồng, tăng 4,500 tỷ đồng so với đầu năm 2012. Tính đến hết tháng 06 năm 2013, tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác của SCB đạt 7,715 tỷ đồng tăng 97.31% so với tháng 12 năm 2012. Khả
năng thanh khoản của SCB ngày càng được cải thiện, năng lực tài chính của SCB gia tăng bởi tiền mặt, tiền gửi NHNN, TCTD của SCB ngày càng tăng.
Các khoản đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của SCB từ 2009 đến tháng 06 năm 2013. Nếu chứng khoán đầu từ năm 2009 chiếm tỷ trọng 16% tổng tài sản của SCB thì đến tháng 12 năm 2012 chỉ chiếm 3.11% và đạt 4.67%
vào tháng 06 năm 2013. Như vậy để giải quyết nhu cầu thanh khoản trong năm 2012, SCB đã bán gần hết số chứng khoán này.
Trái ngược với khoản mục chứng khoán đầu tư, khoản mục cho vay khách hàng của SCB lại liên tục gia tăng qua các năm. Tăng mạnh nhất là vào tháng 12 năm 2012
đạt 87,135 tỷ đồng, tăng 22,716 tỷ đồng so với đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ xấu của
SCB cuối năm ở mức 6,291 tỷ đồng, tăng 1,621 tỷ đồng và 34% so với đầu năm 2012, chiếm 7.22% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao làm chất lượng tài sản của SCB giảm. Năng lực tài chính của SCB giảm do chất lượng tài sản chưa tốt.
Với những nỗ lực không ngừng trong công tác xử lý và thu hồi nợ, bán nợ, có cấu nợ theo Quyết định 780/QĐ -NHNN ngày 23/04/2012, SCB đã giảm tỷ lệ nợ xấu
xuống còn 5.84% tổng dư nợ vào tháng 06 năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu của SCB vẫn chưa
đạt kế hoạch đề ra là nhỏ hơn 3%, nhưng kết quả trên cũng phần nào tác động tích cực đến công tác xử lý và thu hồi nợ những tháng cuối năm 2013.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tổng tài sản SCB giai đoạn 2009 - T06/2013
Từ biểu đồ 2.5 cho thấy, cơ cấu tổng tài sản của SCB được hình thành chủ yếu từ các khoản cho vay khách hàng và chứng khoản đầu tư, chiếm từ 54% đến 80% tổng tài sản. Khi các khoản cho vay khách hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì cơ cấu tổng tài sản của SCB bị ảnh hưởng xấu, chất lượng tài sản giảm. Như vậy, mặc dù tổng tài sản của SCB gia tăng nhanh nhưng chất lượng tài sản của SCB lại giảm do tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Chính tác động này làm cho năng lực tài chính của SCB giảm.