Môi trường chính trị, pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 30)

Chính trị và kinh tế là hai nhóm yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Chính trị ổn định là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, kinh tế phát triển là yếu tố

quan trọng góp phần làm cho chính trị ổn định. Mặt khác, thể chế và đường lối chính trị quyết định đường lối các chính sách kinh tế. Chính trị ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trước hết là thông qua kinh tế.

Môi trường chính trị ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của bất kỳ tổ chức kinh tế- xã hội nào trong xã hội. Do đó, môi trường chính trị sẽảnh hưởng đáng kểđến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Khi môi trường chính trị ổn định người dân sẽ tin tưởng vào các tổ chức tín dụng, làm cho việc huy động vốn cho nền kinh tế dễ dàng, khả năng tích luỹ cao, nguồn vốn cấp tín dụng cho doanh nghiệp dồi dào, hoạt động kinh doanh của các TCTD hiệu quả. Trong tình hình chính trị bất ổn như: đình công, bãi công, biểu tình, chiến tranh, tranh chấp biên giới…. các doanh nghiệp sẽ không tập trung vào sản xuất, không mở rộng sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh giảm sút…khả năng làm đình trệ sản xuất, gia tăng nợ xấu đối với các TCTD, hiệu quả hoạt

động kinh doanh của các NHTM cũng giảm.

Môi trường pháp lý là tổng thể các yếu tố, điều kiện do các quy định pháp luật xác lập, trong đó các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội các đơn vị kinh tế và mọi công dân thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc tương tác lẫn nhau. Theo nghĩa rộng, môi trường pháp lý gồm hệ thống các quy định pháp luật, việc giải

thích pháp luật, thực thi pháp luật và ý thức pháp luật của công dân. Môi trường pháp lý đầu đủ, đồng bộ sẽ giúp cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế yên tâm hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng cao. Hệ thống NHTM Việt Nam được thành lập đã lâu nhưng hệ thông các văn bản pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện, đang tiếp tục nghiên cứu để triển khai. Hệ thống pháp lý chưa đồng bộ làm ảnh hưởng đáng kểđến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của nhà nước, mọi chủ

thể hoạt động trong nền kinh tế đều chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật. Do đó, một hệ thống pháp luật đầy đủ, minh bạch, đồng bộ sẽ giúp cho các chủ thể tuân thue pháp luật và từ đó sẽ làm hạn chế những rủi ro không đáng có như lừa đảo để chiếm

đoạt tài sản từ các TCTD, gia tăng nợ xấu, tham nhũng….

1.4.3. Môi trường văn hóa xã hội

Môi trường văn hóa xã hội là các yếu tố quyết định đến các tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân. Tùy theo đặc trưng văn hóa của từng quốc gia, địa phương mà người dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ

tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào các lĩnh vực khác. Ở các nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã khá quen thuộc với người dân, nhưng ở những nước đang phát triển như Việt Nam, người dân có thói quen giữ tiền hoặc tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh…làm cho lượng vốn thu hút vào ngân hàng bị hạn chế. Vì vậy mà năng lực hoạt động kinh của ngân hàng cũng bịảnh hưởng không nhỏ.

1.4.4. Môi trường nội bộ

Triết lý quản lý và phong cách kinh doanh của Ban lãnh đạo: Triết lý quản lý thể hiện quan điểm và nhận thức của người quản lý, phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách, thái độ của họ khi điều hành đơn vị. Một số nhà quản lý thích sự

Khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả thì năng lực tài chính của ngân hàng gia tăng nhanh, năng lực tài chính của ngân hàng sẽ giảm mạnh nếu ngân hàng làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Ngược lại, có những nhà quản lý lại hài lòng với mức lợi nhuận không cao, họ hoạt động ở những lĩnh vực ít rủi ro, hoạt động kinh doanh của ngân hàng gia tăng vững chắc, làm cho năng lực tài chính của ngân hàng cũng được gia tăng dần dần. Như vậy, sự khác biệt về triết lý và phong cách điều hành có ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của ngân hàng.

Văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp được biểu hiện qua hình ảnh một ngân hàng hoạt động minh bạch, môi trường làm việc thân thiện, dân chủ, đánh giá công bằng về sự đóng góp của mọi cá nhân. Chính yếu tố văn hóa này sẽ tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc và thu hút người giỏi đến với ngân hàng, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác.

Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự:Cơ sở vật chất của ngân hàng tác động trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng. Một ngân hàng có trụ sở bề thế, trang thiết bị hiện

đại, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, niềm nở, ân cần với khách hàng sẽ tạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái. Ngược lại, nếu một ngân hàng thiếu thốn trang thiết bị, không thuận tiện cho việc đi lại, đội ngũ nhân sự không giỏi chuyên môn thì ngân hàng đó không chiến được thiện cảm của khách hàng. Như vậy chúng ta có thể

thấy rằng cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự tốt thì sẽ tăng niềm tin của khách hàng vào ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 người viết trình bày các vấn đề cơ bản nhất về năng lực hoạt động của ngân hàng. Trong chương này, luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ các khái niệm về

ngân hàng thương mại, năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại, năng lực hoạt

động của ngân hàng thương mại theo hiệp ước Basel II và những nhân tố ảnh hưởng

đến năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại. Những lý luận trên đã hình thành nên hệ thống lý thuyết nhằm phục vụ cho các chương sau của để tài. 

CHƯƠNG 2

THC TRNG NĂNG LC HOT ĐỘNG CA NGÂN HÀNG THƯƠNG MI C PHN SÀI GÒN

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn tên tiếng Anh là Saigon Joint Stock Commercial Bank, tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH - GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của

Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷđồng. Sau 10 năm hoạt động và kinh doanh, Ngân hàng TMCP Quế Đô vẫn hoạt động không hiệu quả: tài chính thua lỗ trên 20 tỷđồng chưa có nguồn bù đắp, nợ quá hạn hơn 37 tỷđồng không có khả năng thu hồi, tổng tài sản chỉ đạt 224 tỷđồng.

Thương hiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được chính thức giới thiệu trên thị trường từ ngày 08/04/2003 theo Quyết định số 336/QĐ - NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thay thế cho tên gọi Ngân hàng TMCP Quế Đô. Với thương hiệu này SCB đã tạo được niềm tin từ khách hàng và ngày càng nâng cao vị thế

của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Ngày 01/01/2012 Ngân hàng TMCP Sài Gòn chính thức hợp nhất với Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất theo Quyết định số

2716/QĐ - NHNN ngày 26/11/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để

thành lập nên Ngân hàng mới lấy tên là Ngân hàng TMCP Sài Gòn với vốn điều lệ là 10.583.801.040.000 đồng.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB trong giai đoạn 2009 - 2013 đã gặp không ít khó khăn và diễn biến theo các chiều hướng phức tạp. Một mặt SCB vừa phải tập trung khắc phục các hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mặt khác phải ứng phó các tác động tiêu cực của các yếu tố thị trường và rủi ro mang tính hệ

thống.

Năm 2012 và năm 2013 là những năm đầu tiên ngân hàng TMCP Sài Gòn hợp nhất chính thức đi vào hoạt động. Hội đồng quản trị và Ban điều hành xác định đây là năm bản lề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của SCB nên đã tập trung toàn tâm, toàn lực cho công tác củng cố, tái cơ cấu toàn diện ngân hàng. Mặc dù những biến

động bất lợi của nền kinh tế năm 2012 đã hạn chế phần nào thành tích tăng trưởng của SCB, song điều khắc nghiệt lại càng khẳng định quyết tâm và bản lĩnh vững vàng của một Ngân hàng trẻ. Giữa bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, SCB vẫn đạt

được những thành quả rất đáng ghi nhận.

Bảng 2.1: Quy mô hoạt động kinh doanh SCB giai đoạn 2009 - T06/2013 Đvt: Tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2008(*) 2009(*) 2010(*) 2011(*) 01/2012(**) 12/2012(**) 06/2013(**) Tổng tài sản 38,596 54,492 60,183 79,151 145,003 149,205 151,368 Dư nợ 23,278 31,310 33,178 42,512 66,058 88,154 93,454 Huy động 34,606 48,902 54,439 86,483 130,087 134,035 132,568 Huy động thị trường 1 26,830 33,869 43,999 40,942 78,054 106,044 108,246 Huy động thị trường 2+Vay NHNN 7,776 15,033 10,440 45,541 52,033 27,991 24,322 Lợi nhận thực tế lũy kế 646 423 442 224 394 82 98 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC, BC tổng kết hoạt động KD của SCB qua các năm [16],[17]

(*): Số liệu SCB cũ (trước hợp nhất) (**): Số liệu SCB hợp nhất

 Tổng tài sản

Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng tài sản SCB giai đoạn 2009 - T06/2013

Nguồn: Tổng hợp từ BC tổng kết hoạt động kinh doanh SCB qua các năm [16],[17]

Giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của SCB tương

đối cao. Tổng tài sản SCB liên tục tăng từ 38,596 tỷđầu năm 2009 lên 79,151 tỷđồng năm 2011, tăng 40,555 tỷđồng nếu tính số tuyệt đối. SCB là một trong năm ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của SCB chưa đi đôi với tăng trưởng quy mô tổng tài sản.

Đầu năm 2012 tổng tài sản của SCB sau hợp nhất đạt 145,003 tỷ đồng, tuy nhiên sau 06 tháng đầu năm 2012 tình hình hoạt động của SCB còn gặp nhiều khó khăn nên tổng tài sản của SCB giảm còn 134,394 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012 tổng tài sản của SCB đã tăng lên và đạt 149,205 tỷđồng, tăng 4,202 tỷđồng so với đầu năm. Ngày 30 tháng 06 năm 2013 tổng tài sản của SCB đạt 151,368 tỷ đồng tăng 1.45% so với cuối năm 2012.

Sự tăng trưởng mạnh về tổng tài sản của SCB qua các năm giúp SCB dần khẳng

định thương hiệu và nhất là gia tăng niềm tin nơi khách hàng sau hợp nhất.

 Nguồn vốn huy động

Biểu đồ 2.2: Quy mô tổng nguồn vốn huy động SCB giai đoạn 2009 - T06/2013

Nguồn: Tổng hợp từ BC tổng kết hoạt động kinh doanh SCB qua các năm [16],[17]

Nguồn vốn của SCB gia tăng rất nhanh từ 34,606 tỷ đồng năm 2009 đến hết năm 2011 con số này đạt 86,483 tỷđồng. Đóng góp trong mức tăng trưởng đáng kể của nguồn vốn huy động là sự gia tăng rất lớn từ nguồn vốn huy động thị trường liên ngân hàng, đặc biệt là những tháng cuối năm 2011. Huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế

tăng trưởng tương đối tốt trong năm 2009, 2010 nhưng lại giảm đáng kể trong năm 2011. Kết thúc hoạt động năm 2011, nguồn vốn huy động từ thị trường 1 của SCB đạt 40,942 tỷ đồng và nguồn vốn huy động từ thị trường 2 đạt 45,541 tỷ đồng tăng 35,101 tỷđồng so với năm 2010.

Năm 2012 nguồn vốn huy động của SCB cũng đạt kết quả khá tốt, khi huy động tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế đã dần khôi phục, tăng 27,990 tỷ đồng so với đầu

năm 2012, nguồn vốn này giúp SCB hoàn trả một phần vốn vay hơn 17,000 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng và hơn 10,000 tỷđồng vay tái cấp vốn.

Đến hết tháng 06 năm 2013 nguồn vốn huy động của SCB tiếp tục gia tăng và

đạt 132,568 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi và tổ chức dân cư đạt 108,246 tỷđồng, tăng 2,202 tỷ đồng so với tháng 12 năm 2012. Nguồn vốn huy động của SCB gia tăng liên tục là tín hiệu tốt cho thấy SCB đã dần khôi phục lại niềm tin nơi khách hàng.

 Dư nợ tín dụng

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng SCB giai đoạn 2009 - T06/2013

Nguồn: Tổng hợp từ BC tổng kết hoạt động kinh doanh SCB qua các năm [16],[17]

Tổng dư nợ tín dụng của SCB đến cuối năm 2011 đạt mức 42,512 tỷ đồng tăng 19,234 tỷđồng so với năm 2009. Sự tăng trưởng tín dụng của SCB gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế chưa thực sự phục hồi sau khủng hoảng và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chưa khả quan đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của SCB.

Hoạt động tín dụng của SCB năm 2011 chủ yếu tập trung vào công tác xử lý và thu hồi nợ, hạn chế cho vay. Tuy nhiên tính chung cả năm 2011 dư nợ cho vay của SCB đã tăng 9,334 tỷđồng so với năm 2010, chất lượng tín dụng chưa có dấu hiệu cải

thiện rõ rệt khi nợ quá hạn và nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Đến cuối năm 2011 nợ xấu của SCB là 3.918 tỷ đồng chiếm 9.21% tổng dư nợ, tăng 135 tỷđồng so với năm 2010.

Sau hợp nhất dư nợ của SCB đạt 66,058 tỷ đồng, nợ quá hạn và nợ xấu chiếm 20.05% tổng dự nợ. Hoạt động tín dụng của SCB năm 2012 chủ yếu tập trung vào công tác xử lý và thu hồi nợ. Hết năm 2012 dự nợ tín dụng của SCB đạt 88,154 tỷđồng, tăng 22,096 tỷ đồng so với đầu năm. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng của SCB cũng được cải thiện rõ rệt khi nợ quá hạn và nợ xấu đã giảm xuống còn 16.02% tổng dự nợ.

 Lợi nhuận

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận SCB giai đoạn 2009 - T06/2013

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC, BC tổng kết hoạt động KD của SCB qua các năm [16],[17]

Lợi nhuận của SCB giai đoạn 2009 đến 2012 giảm đáng kể mặc dù tổng tài sản, dư nợ và nguồn vốn huy động đều tăng.Năm 2012, hoạt động kinh doanh của SCB sau hợp nhất gặp rất nhiều khó khăn, áp lực trả nợ nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn từ NHNN với chi phí cao, nợ quá hạn lớn đẩy khoản chi phí dự phòng tăng cao. Bên cạnh đó, việc hợp nhất giữa ba ngân hàng làm cho SCB

phải tốn chi phí cho quá trình hoạt động, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự, mạng lưới hoạt động…. Những nguyên nhân này làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của SCB. Lợi nhuận của SCB cuối năm 2012 chỉ đạt 82 tỷ đồng, giảm 312 tỷ đồng so với đầu năm.

Năm 2013 là năm thứ hai SCB triển khai đề án hợp nhất và tái cơ cấu toàn diện hoạt động ngân hàng. Do đó, hoạt động kinh doanh trong năm 2013 của SCB có tính chất bản lề quyết định sự thành công của đề án hợp nhất và tái cơ cấu ngân hàng. Hết tháng 06 năm 2013 lợi nhuận của SCB đã đạt 98 tỷ đồng, tăng 16 tỷđồng so với năm 2012.

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)