Cơ chế giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 28 - 29)

Một ngân hàng được xem là có năng lực hoạt động nếu ngân hàng có một hệ

thống các quy trình kiểm tra, kiểm soát đầy đủ, rõ ràng để đảm bảo rằng ngân hàng có thể đối phó được với các rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Không những thế các cơ

chế giám sát này còn khuyến khích ngân hàng phát triển bền vững, gia tăng giá trị

doanh nghiệp. Cơ chế này thể hiện rõ nét thông qua các nguyên tắc giám sát của hiệp

ước Basel II:

 Ngân hàng thương mại phải có một quy trình đánh giá mức độ an toàn vốn tương ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng và một chiến lược để duy trì mức vốn đó. Quy trình quản lý rủi ro phù hợp là nền tảng cho việc đánh giá một cách hiệu quả mức

độ an toàn vốn của ngân hàng.

 Ban điều hành ngân hàng thương mại có trách nhiệm hiểu được bản chất, mức rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt và mối liên hệ giữa các rủi ro đó với mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Hội đồng quản trị có trách nhiệm xác nhận mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, xây dựng khung cơ sở để đánh giá các loại rủi ro, phương pháp kiểm soát phù hợp với các chính sách nội bộ.

Hội đồng quản trị nên áp dụng chính sách kiểm soát nội bộ chặt chẽ và phổ biến có hiệu quả trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Muốn làm được điều này HĐQT và Ban

điều hành cần đánh giá hợp lý về vốn, đánh giá toàn diện các loại rủi ro cũng như công tác kiểm soát và hệ thống báo cáo phải rõ ràng và chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)