ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 62 - 67)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2015

3.1.1. Những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn mại cổ phần Sài Gòn

 Kinh tế thế giới được dự báo là phục hồi chậm và vẫn tiếp tục khó khăn, các

chính sách điều chỉnh của những nền kinh tế lớn vẫn chưa đem lại kết quả như mong

đợi; độ rủi ro và tính bất ổn cịn cao. Ở trong nước, những yếu kém về cơ cấu kinh tế

và quá trình tái cấu trúc nền kinh tế mới ở giai đoạn khởi động và còn nhiều khó khăn; các thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư chủ yếu của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm; nguy cơ về những cú sốc từ bên ngồi đang tiềm ẩn, có thể tác động xấu đến kinh tế nước ta.

 Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát được Quốc hội, Chính phủ

tiếp tục đặt lên hàng đầu. Do đó, định hướng chung của Ngân hàng Nhà nước là điều

hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiểm sốt lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định phù hợp với diễn biến kinh

tế vĩ mô; hoạt động của hệ thống TCTD an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cụ thể:

- Ngân hàng Nhà nước tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân

hàng, đặc biệt giám sát tình hình thanh khoản và an tồn hoạt động của các TCTD. - Ngân hàng Nhà nước không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực khơng khuyến khích; tiếp tục cho phép các TCTD tự quyết định cho vay ngắn hạn bằng ngoại

tệ đối với nhu cầu vốn để thanh tốn ra nước ngồi tiền hàng nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp khơng có nguồn thu ngoại tệ và cho vay trong nước thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệp có nguồn thu

bằng ngoại tệ.

- Lãi suất điều hành ở mức hợp lý phù hợp với cân đối vĩ mô đảm bảo khả năng thanh tốn và an tồn hệ thống; điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường; giữ ổn định tỷ giá; tiếp tục cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đơ la hóa nền kinh tế.

 Nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình cơ cấu lại hệ

thống các TCTD là xử lý nợ xấu; sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng; xử lý các TCTD yếu kém và tái cấu trúc toàn diện các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trong

đó đặc biệt là triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa hệ

thống ngân hàng bằng các giải pháp chính như: thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam để xử lý tập trung nợ xấu; triển khai, sửa đổi bổ sung các quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng; xây dựng quy định mới về phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn và mở rộng phạm vi tài sản có tiềm ẩn rủi ro tín dụng phải phân loại và trích lập dự phịng để phản ánh đầy đủ hơn thực trạng nợ xấu và hạn chế nợ xấu gia tăng.

 Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành triển

khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp nhằm xử lý hàng tồn kho; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để giúp ngân hàng đẩy nhanh xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ

lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, tăng

cường trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu...

 Ngân hàng Nhà nước tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát

hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng góp phần đảm bảo ổn định, an toàn và

phát triển bền vững của toàn hệ thống TCTD thơng qua việc sửa đổi, bổ sung và hồn thiện các quy định an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra giám sát việc thực hiện các quy định cấp tín dụng, an tồn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro,... áp dụng dần dần mơ hình đánh giá rủi ro, dự báo tài chính theo thơng lệ quốc tế có điều chỉnh vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

 Trong thời gian tới, khi hoạt động thị trường tiền tệ ổn định bền vững và điều

kiện kinh tế vĩ mô cho phép, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét tháo gỡ dần các biện pháp hành chính đã áp dụng tạm thời trong điều kiện thị trường tiền tệ và hoạt động

ngân hàng chưa thật sự ổn định, nhằm tạo điều kiện cho các TCTD hoạt động hiệu quả, lành mạnh, phù hợp với cơ chế thị trường.

3.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn đến năm 2015 Gòn đến năm 2015

Định hướng hoạt động kinh doanh của SCB đến năm 2015 là SCB phấn đầu trở

thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng có chất lượng dịch vụ tốt

nhất Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đến năm 2015:

“Kiện toàn bộ máy tổ chức, củng cố và nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, kiểm sốt điều hành, hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin - tạo nền tảng cho sự phát triển trung dài hạn”. [17], [18]

Để thực hiện thành công mục tiêu hoạt động đến năm 2015, Ngân hàng thương

mại cổ phần Sài Gòn cần triển khai mọi mặt hoạt động dựa trên các giải pháp nòng cốt:

 Tiếp tục cơ cấu lại chất lượng tài sản Có - tài sản Nợ, lành mạnh hóa tình hình

động. Hội đồng quản trị, Ban điều hành cùng toàn thể cán bộ nhân viên SCB nhận định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình phát triển đi lên của Ngân hàng.

 Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm dịch vụ, phát huy tối đa sản phẩm

tiền gửi và các sản phẩm bổ trợ, gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập.

 Hồn thiện cơng nghệ ngân hàng trên nền tảng hệ thống ngân hàng lõi Oracle

Flexcube, chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử.

 Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các mơ hình

quản trị rủi ro tiên tiến, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

 Kiện toàn bộ máy điều hành năng động, sáng tạo, minh bạch nhằm nâng cao

năng lực quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng.

 Xây dựng và phân định rõ rằng chức năng nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền của

các phịng ban, đơn vị, hồn tất định biên nhân sự trong toàn hệ thống, tiến tới kiện

toàn bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn và hiệu quả.

Để đạt được mục tiêu trên SCB đã xác định hướng hoạt động trong trung hạn cần

tăng cường năng lực tài chính và an toàn hoạt động, chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn

nhân lực tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Về dài hạn, SCB sẽ từng bước tiến hành nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần nhằm nâng cao vị thế của Ngân hàng TMCP Sài Gịn trong tồn hệ thống ngân hàng, thay đổi cơ cấu đầu tư, hoạt

động ngân hàng theo hướng nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.

Các chỉ tiêu chủ yếu Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn phấn đấu thực hiện trong năm 2013 bao gồm:

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 năm 2013 Kế hoạch

Tăng trưởng kế hoạch năm 2013 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng tài sản 148,697 160,348 11,651 8 Huy động TT1 106,044 124,363 18,319 17 Huy động TT2 18,219 14,719 -3,500 -19 Vay NHNN 9,772 3,000 -6,772 -69 Cho vay 88,116 108,828 20,712 24 Đầu tư 12,155 4,251 -7,904 -65 Tài sản có khác 18,451 7,659 -10,792 -58 Vốn điều lệ 10,584 13,584 3,000 28 Lợi nhuận trước thuế 82 386 304 371 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 8.8 < 5 - - Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 7.22 <3 - - Hệ số CAR (%) >9.00 >9.00 - -

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh SCB [17, 18]

Cơ sở và định hướng kế hoạch trên của SCB được xây dựng tập trung vào công tác huy động vốn tạo điều kiện hoạt động ổn định, làm cơ sở thay đổi cơ cấu nguồn vốn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)