CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 29 - 33)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bên cạnh những chỉ tiêu thể hiện năng lực hoạt động nội tại của ngân hàng

thương mại thì mơi trường bên ngồi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại.

1.4.1. Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối quan hệ về kinh tế và xã hội tác

động lên mọi chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Môi trường kinh tế xã hội ổn định sẽ

kinh doanh của các ngân hàng thuận lợi. Tốc độ phát triển kinh tế ổn định sẽ giúp cho các NHTM huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, các doanh nghiệp sẽ

hoạt động hiệu quả và tăng khả năng tích luỹ, các NHTM sẽ có khả năng thu được nợ vay đúng hạn, lợi nhuận của NHTM gia tăng. Môi trường kinh tế xã hội không ổn định sẽ ảnh hưởng đến các dự án mà NHTM đã cấp tín dụng, các doanh nghiệp khơng triển khai được dự án, khơng có khả năng trả nợ vay cho các TCTD, lợi nhuận của các

NHTM giảm.

1.4.2. Mơi trường chính trị, pháp lý

Chính trị và kinh tế là hai nhóm yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Chính trị

ổn định là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, kinh tế phát triển là yếu tố

quan trọng góp phần làm cho chính trị ổn định. Mặt khác, thể chế và đường lối chính trị quyết định đường lối các chính sách kinh tế. Chính trị ảnh hưởng đến các doanh

nghiệp trước hết là thơng qua kinh tế.

Mơi trường chính trị ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của bất kỳ tổ chức

kinh tế- xã hội nào trong xã hội. Do đó, mơi trường chính trị sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Khi mơi trường chính trị ổn định người dân sẽ tin tưởng vào các tổ chức tín dụng, làm cho việc huy động vốn cho nền kinh tế dễ dàng, khả năng tích luỹ cao, nguồn vốn cấp tín dụng cho doanh nghiệp dồi dào, hoạt động

kinh doanh của các TCTD hiệu quả. Trong tình hình chính trị bất ổn như: đình cơng,

bãi cơng, biểu tình, chiến tranh, tranh chấp biên giới…. các doanh nghiệp sẽ không tập trung vào sản xuất, không mở rộng sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh giảm sút…khả năng làm đình trệ sản xuất, gia tăng nợ xấu đối với các TCTD, hiệu quả hoạt

động kinh doanh của các NHTM cũng giảm.

Môi trường pháp lý là tổng thể các yếu tố, điều kiện do các quy định pháp luật xác lập, trong đó các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội các đơn vị kinh tế và mọi công dân thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc tương tác lẫn nhau. Theo nghĩa rộng, môi trường pháp lý gồm hệ thống các quy định pháp luật, việc giải

thích pháp luật, thực thi pháp luật và ý thức pháp luật của công dân. Môi trường pháp lý đầu đủ, đồng bộ sẽ giúp cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế yên tâm hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng

cao. Hệ thống NHTM Việt Nam được thành lập đã lâu nhưng hệ thông các văn bản

pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện, đang tiếp tục nghiên cứu để triển khai. Hệ thống

pháp lý chưa đồng bộ làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, mọi chủ thể hoạt động trong nền kinh tế đều chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật. Do đó,

một hệ thống pháp luật đầy đủ, minh bạch, đồng bộ sẽ giúp cho các chủ thể tuân thue

pháp luật và từ đó sẽ làm hạn chế những rủi ro khơng đáng có như lừa đảo để chiếm

đoạt tài sản từ các TCTD, gia tăng nợ xấu, tham nhũng….

1.4.3. Mơi trường văn hóa xã hội

Mơi trường văn hóa xã hội là các yếu tố quyết định đến các tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân. Tùy theo đặc trưng văn hóa của từng quốc gia, địa phương mà người dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ

tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào các lĩnh vực khác. Ở các nước phát triển, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã khá quen thuộc với người dân, nhưng ở những nước đang phát triển như Việt Nam, người dân có thói quen giữ tiền hoặc tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh…làm cho lượng vốn thu hút vào ngân hàng bị hạn chế. Vì vậy mà năng lực hoạt động kinh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

1.4.4. Môi trường nội bộ

Triết lý quản lý và phong cách kinh doanh của Ban lãnh đạo: Triết lý quản lý

thể hiện quan điểm và nhận thức của người quản lý, phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách, thái độ của họ khi điều hành đơn vị. Một số nhà quản lý thích sự mạo hiểm, hoạt động kinh doanh ở những lĩnh vực nhiều rủi ro nhưng lợi nhuận cao.

Khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả thì năng lực tài chính của ngân hàng gia tăng nhanh, năng lực tài chính của ngân hàng sẽ giảm mạnh nếu ngân hàng làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Ngược lại, có những nhà quản lý lại hài lịng với mức lợi nhuận khơng cao, họ hoạt động ở những lĩnh vực ít rủi ro, hoạt động kinh doanh của ngân

hàng gia tăng vững chắc, làm cho năng lực tài chính của ngân hàng cũng được gia tăng dần dần. Như vậy, sự khác biệt về triết lý và phong cách điều hành có ảnh hưởng đến

năng lực hoạt động của ngân hàng.

Văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp được biểu hiện qua hình ảnh một

ngân hàng hoạt động minh bạch, môi trường làm việc thân thiện, dân chủ, đánh giá

cơng bằng về sự đóng góp của mọi cá nhân. Chính yếu tố văn hóa này sẽ tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc và thu hút người giỏi đến với ngân hàng, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác.

Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự: Cơ sở vật chất của ngân hàng tác động trực

tiếp đến cảm nhận của khách hàng. Một ngân hàng có trụ sở bề thế, trang thiết bị hiện

đại, đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn, niềm nở, ân cần với khách hàng sẽ tạo

cho khách hàng một tâm lý thoải mái. Ngược lại, nếu một ngân hàng thiếu thốn trang thiết bị, không thuận tiện cho việc đi lại, đội ngũ nhân sự khơng giỏi chun mơn thì

ngân hàng đó khơng chiến được thiện cảm của khách hàng. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự tốt thì sẽ tăng niềm tin của khách hàng vào ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 người viết trình bày các vấn đề cơ bản nhất về năng lực hoạt động của ngân hàng. Trong chương này, luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ các khái niệm về ngân hàng thương mại, năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại, năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại theo hiệp ước Basel II và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại. Những lý luận trên đã hình thành

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)