2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
2.2.1.3. Khả năng sinh lời
Năng lực tài chính của SCB khơng chỉ thể hiện ở nguồn vốn tự có lớn, chất
lượng tài sản mà nó cịn được thể hiện ở khả năng sinh lời cao và bền vững.
Lợi nhuận
Sau giai đoạn tăng trưởng rất tốt từ năm 2004 đến 2008, lợi nhuận của SCB các năm 2009, 2010 và 2011 giảm đáng kể mặc dù tổng tài sản và dư nợ cho vay hay
nguồn vốn huy động đều tăng. Trong năm 2009, SCB tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để cải thiện thu nhập nhưng cấu thành chủ yếu của lợi nhuận năm 2009
vẫn là thu nhập từ lãi vay. Tình hình chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng của cạnh tranh giữa các ngân hàng trong công tác huy động đã ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của SCB, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 chỉ đạt 423 tỷ đồng giảm 223 tỷ đồng so với năm 2008.
Bước sang năm 2010 SCB phải đối mặt với sức ép từ nhiều phía, vừa phải tăng trưởng trong điều kiện thị trường vẫn cịn nhiều khó khăn, vừa phải nâng cao năng lực cạnh tranh, do đó lợi nhuận hoạt động của SCB đạt 447 tỷ đồng vào cuối năm 2010 là một thành quả đáng ghi nhận của toàn hệ thống. Nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhanh vào cuối năm đã làm giảm đáng kể thu nhập của SCB.
Năm 2011 là năm tình hình hoạt động kinh doanh của SCB gặp rất nhiều khó
khăn. Ngân hang TMCP Sài Gòn liên tục bị lỗ trong các quý 1 và quý 2. Bước sang quý 3 tình hình hoạt động kinh doanh của SCB mới dần được cải thiện. Đến tháng 11
chuyển biến phức tạp vào cuối năm 2011, SCB tăng huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn từ NHNN với chi phí khá cao. Đồng thời nợ quá hạn lớn
đẩy khoản chí phí dự phịng tăng cao trong tháng 12 là những nguyên nhân chính làm
kết quả kinh doanh của SCB giảm mạnh vào cuối năm chỉ còn khoản 224 tỷ đồng giảm 218 tỷ đồng so với năm 2010.
Năm 2012, hoạt động kinh doanh của SCB sau hợp nhất gặp nhiều khó khăn, áp lực trả nợ nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn từ NHNN với chi phí cao, nợ quá hạn lớn đẩy khoản chi phí dự phịng tăng cao. Bên cạnh
đó, SCB phải tốn chi phí cho q trình hoạt động, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự,
mạng lưới hoạt động…. Những nguyên nhân này làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của SCB. Lợi nhuận của SCB cuối năm 2012 chỉ đạt 82 tỷ đồng, giảm 312 tỷ đồng so với đầu năm.
Năm 2013 là năm thứ hai SCB triển khai đề án hợp nhất và tái cơ cấu toàn diện hoạt động ngân hàng. Do đó, hoạt động kinh doanh trong năm 2013 của SCB có tính chất bản lề quyết định sự thành công của đề án hợp nhất và tái cơ cấu ngân hàng. Tháng 06 năm 2013 lợi nhuận của SCB đã đạt 98 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng so với năm 2012. Sau hợp nhất, năng lực tài chính của SCB đang dần được cải thiện.
Bảng 2.4: Khả năng sinh lời của SCB giai đoạn 2009 - T06/2013 Đvt: Tỷ đồng Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2009(*) 2010(*) 2011(*) 01/2012(**) 12/2012(**) 06/2013(**)
Lợi nhuận trước thuế 423 447 224 394 82 98 ROE (%) 10.50 10.54 5.40 1.67 3.81 4.80 ROA (%) 1.05 0.99 0.83 0.69 1.12 1.12 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của SCB qua các năm [14]
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)
Giai đoạn 2009 đến 2011 là giai đoạn tăng trưởng ổn định của SCB, ROA của SCB dao động trong khoảng từ 0.83% đến 1.05%. ROA cho thấy khả năng chuyển hoá tài sản thành thu nhập của SCB là có hiệu quả và SCB có cơ cấu tài sản hợp lý. Tháng 01 năm 2012 ROA của SCB chỉ đạt 0.69% nhưng đến hết tháng 06 năm 2013 ROA đã
đạt 1.12%, đạt mức cao nhất trong vòng bốn năm trở lại đây. Tỷ lệ này một lần nữa
khẳng định toàn thể cán bộ nhân viên SCB đã nỗ lực không ngừng trong công tác huy
động vốn, xử lý và thu hồi các khoản vay, do đó tình hình hoạt động kinh doanh của
SCB đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE)
Nếu năm 2009 và 2010 SCB ln duy trì tỷ lệ thu nhập trên vốn tự có cao, khoảng 10.5% thì đến năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn 5.4%. Tại thời điểm hợp nhất, SCB nằm trong tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng. Mọi nguồn tài trợ từ nội lực và bên ngoài đều được SCB ưu tiên đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng tiền gửi và đối tác. Do đó, khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông giảm đi đáng kể, chỉ đạt 1.67%. Tuy nhiên, ROE của SCB đã có chuyển biến tích cực, tại thời điểm tháng
06 năm 2013 đạt 4.8%. Như vậy, sau hơn một năm hợp nhất, SCB không những gia tăng niềm tin nơi khách hàng mà các cổ đông của SCB cũng tin tưởng rằng SCB chắc chắn sẽ có những bước chuyển mình ngoạn mục hơn trong thời gian tới.