2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB trong giai đoạn 2009 - 2013 đã gặp
khơng ít khó khăn và diễn biến theo các chiều hướng phức tạp. Một mặt SCB vừa phải tập trung khắc phục các hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mặt khác phải ứng phó các tác động tiêu cực của các yếu tố thị trường và rủi ro mang tính hệ
thống.
Năm 2012 và năm 2013 là những năm đầu tiên ngân hàng TMCP Sài Gòn hợp nhất chính thức đi vào hoạt động. Hội đồng quản trị và Ban điều hành xác định đây là năm bản lề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của SCB nên đã tập trung toàn tâm, toàn lực cho cơng tác củng cố, tái cơ cấu tồn diện ngân hàng. Mặc dù những biến
động bất lợi của nền kinh tế năm 2012 đã hạn chế phần nào thành tích tăng trưởng
của SCB, song điều khắc nghiệt lại càng khẳng định quyết tâm và bản lĩnh vững vàng của một Ngân hàng trẻ. Giữa bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, SCB vẫn đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận.
Bảng 2.1: Quy mô hoạt động kinh doanh SCB giai đoạn 2009 - T06/2013 Đvt: Tỷ đồng Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008(*) 2009(*) 2010(*) 2011(*) 01/2012(**) 12/2012(**) 06/2013(**) Tổng tài sản 38,596 54,492 60,183 79,151 145,003 149,205 151,368 Dư nợ 23,278 31,310 33,178 42,512 66,058 88,154 93,454 Huy động 34,606 48,902 54,439 86,483 130,087 134,035 132,568 Huy động thị trường 1 26,830 33,869 43,999 40,942 78,054 106,044 108,246 Huy động thị trường 2+Vay NHNN 7,776 15,033 10,440 45,541 52,033 27,991 24,322 Lợi nhận thực tế lũy kế 646 423 442 224 394 82 98
(*): Số liệu SCB cũ (trước hợp nhất) (**): Số liệu SCB hợp nhất
Tổng tài sản
Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng tài sản SCB giai đoạn 2009 - T06/2013
Nguồn: Tổng hợp từ BC tổng kết hoạt động kinh doanh SCB qua các năm [16],[17]
Giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của SCB tương
đối cao. Tổng tài sản SCB liên tục tăng từ 38,596 tỷ đầu năm 2009 lên 79,151 tỷ đồng
năm 2011, tăng 40,555 tỷ đồng nếu tính số tuyệt đối. SCB là một trong năm ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của
SCB chưa đi đôi với tăng trưởng quy mô tổng tài sản.
Đầu năm 2012 tổng tài sản của SCB sau hợp nhất đạt 145,003 tỷ đồng, tuy
nhiên sau 06 tháng đầu năm 2012 tình hình hoạt động của SCB cịn gặp nhiều khó khăn nên tổng tài sản của SCB giảm còn 134,394 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012 tổng tài sản
của SCB đã tăng lên và đạt 149,205 tỷ đồng, tăng 4,202 tỷ đồng so với đầu năm. Ngày 30 tháng 06 năm 2013 tổng tài sản của SCB đạt 151,368 tỷ đồng tăng 1.45% so với cuối năm 2012.
Sự tăng trưởng mạnh về tổng tài sản của SCB qua các năm giúp SCB dần khẳng
định thương hiệu và nhất là gia tăng niềm tin nơi khách hàng sau hợp nhất. Nguồn vốn huy động
Biểu đồ 2.2: Quy mô tổng nguồn vốn huy động SCB giai đoạn 2009 - T06/2013
Nguồn: Tổng hợp từ BC tổng kết hoạt động kinh doanh SCB qua các năm [16],[17]
Nguồn vốn của SCB gia tăng rất nhanh từ 34,606 tỷ đồng năm 2009 đến hết
năm 2011 con số này đạt 86,483 tỷ đồng. Đóng góp trong mức tăng trưởng đáng kể của nguồn vốn huy động là sự gia tăng rất lớn từ nguồn vốn huy động thị trường liên ngân hàng, đặc biệt là những tháng cuối năm 2011. Huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng trưởng tương đối tốt trong năm 2009, 2010 nhưng lại giảm đáng kể trong năm
2011. Kết thúc hoạt động năm 2011, nguồn vốn huy động từ thị trường 1 của SCB đạt 40,942 tỷ đồng và nguồn vốn huy động từ thị trường 2 đạt 45,541 tỷ đồng tăng 35,101 tỷ đồng so với năm 2010.
Năm 2012 nguồn vốn huy động của SCB cũng đạt kết quả khá tốt, khi huy động tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế đã dần khôi phục, tăng 27,990 tỷ đồng so với đầu
năm 2012, nguồn vốn này giúp SCB hoàn trả một phần vốn vay hơn 17,000 tỷ đồng
trên thị trường liên ngân hàng và hơn 10,000 tỷ đồng vay tái cấp vốn.
Đến hết tháng 06 năm 2013 nguồn vốn huy động của SCB tiếp tục gia tăng và đạt 132,568 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi và tổ chức dân cư đạt
108,246 tỷ đồng, tăng 2,202 tỷ đồng so với tháng 12 năm 2012. Nguồn vốn huy động của SCB gia tăng liên tục là tín hiệu tốt cho thấy SCB đã dần khôi phục lại niềm tin nơi khách hàng.
Dư nợ tín dụng
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng SCB giai đoạn 2009 - T06/2013
Nguồn: Tổng hợp từ BC tổng kết hoạt động kinh doanh SCB qua các năm [16],[17]
Tổng dư nợ tín dụng của SCB đến cuối năm 2011 đạt mức 42,512 tỷ đồng tăng 19,234 tỷ đồng so với năm 2009. Sự tăng trưởng tín dụng của SCB gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế chưa thực sự phục hồi sau khủng hoảng và hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp chưa khả quan đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của SCB. Hoạt động tín dụng của SCB năm 2011 chủ yếu tập trung vào công tác xử lý và thu hồi nợ, hạn chế cho vay. Tuy nhiên tính chung cả năm 2011 dư nợ cho vay của SCB đã tăng 9,334 tỷ đồng so với năm 2010, chất lượng tín dụng chưa có dấu hiệu cải
thiện rõ rệt khi nợ quá hạn và nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Đến cuối năm 2011 nợ xấu của SCB là 3.918 tỷ đồng
chiếm 9.21% tổng dư nợ, tăng 135 tỷ đồng so với năm 2010.
Sau hợp nhất dư nợ của SCB đạt 66,058 tỷ đồng, nợ quá hạn và nợ xấu chiếm
20.05% tổng dự nợ. Hoạt động tín dụng của SCB năm 2012 chủ yếu tập trung vào công tác xử lý và thu hồi nợ. Hết năm 2012 dự nợ tín dụng của SCB đạt 88,154 tỷ đồng, tăng 22,096 tỷ đồng so với đầu năm. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng của SCB cũng được
cải thiện rõ rệt khi nợ quá hạn và nợ xấu đã giảm xuống còn 16.02% tổng dự nợ.
Lợi nhuận
Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận SCB giai đoạn 2009 - T06/2013
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC, BC tổng kết hoạt động KD của SCB qua các năm [16],[17]
Lợi nhuận của SCB giai đoạn 2009 đến 2012 giảm đáng kể mặc dù tổng tài sản, dư nợ và nguồn vốn huy động đều tăng. Năm 2012, hoạt động kinh doanh của SCB sau hợp nhất gặp rất nhiều khó khăn, áp lực trả nợ nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn từ NHNN với chi phí cao, nợ quá hạn lớn đẩy khoản chi phí dự phịng tăng cao. Bên cạnh đó, việc hợp nhất giữa ba ngân hàng làm cho SCB
phải tốn chi phí cho quá trình hoạt động, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự, mạng
lưới hoạt động…. Những nguyên nhân này làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của SCB. Lợi nhuận của SCB cuối năm 2012 chỉ đạt 82 tỷ đồng, giảm 312 tỷ đồng so với đầu năm.
Năm 2013 là năm thứ hai SCB triển khai đề án hợp nhất và tái cơ cấu toàn diện hoạt động ngân hàng. Do đó, hoạt động kinh doanh trong năm 2013 của SCB có tính chất bản lề quyết định sự thành cơng của đề án hợp nhất và tái cơ cấu ngân hàng. Hết tháng 06 năm 2013 lợi nhuận của SCB đã đạt 98 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng so với năm 2012.