2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan
- Tình hình kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SCB. Giai đoạn
2009 - 2013 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Sự khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh
hưởng lớn đến tình hình hoạt động của SCB. Hoạt động huy động vốn gặp nhiều trở
ngại khi nguồn vốn trong dân chúng giảm do thu nhập không tăng đáng kể trong khi
nhu cầu chi tiêu lại tăng lên do giá cả tăng cao.
- Đây cũng là giai đoạn chứng kiến những sự biến động của thị trường tài chính
như tình trạng căng thẳng cung cầu ngoại tệ, lạm phát tăng cao, sự biến động giá vàng
đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của SCB.
- Những thay đổi trong chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động của SCB
nói riêng. Các chính sách, quy định do NHNN ban hành đặc biệt là các quy định về trần lãi suất huy động, ấn định mức tăng trưởng tín dụng, hay chấm dứt hoạt động huy
động và cho vay vốn bằng vàng đã tác động rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Để tuân thủ những quy định của NHNN, SCB đã gặp khá nhiều khó khăn trong cơng
tác huy động do chiến lược phát triển nguồn vốn huy động trước đó của SCB chủ yếu là cạnh tranh về lãi suất. Chính việc NHNN quy định trần lãi suất huy động đã làm cho SCB mất đi một lượng lớn khách hàng gửi tiền khi khách hàng có xu hướng lựa chọn các ngân hàng lớn hoặc có vốn góp của nhà nước để gửi tiền khi mức lãi suất gần như tương đồng giữa các ngân hàng.
- Sự cạnh tranh đến từ các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng rất lớn khi các ngân hàng này có tiềm lực về nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại và cung cấp dịch vụ với chất lượng rất tốt.
- Hành lang pháp lý về hoạt động kinh doanh của các TCTD của nước ta chưa
hoàn thiện. Các văn bản, quy định đưa ra được áp dụng ngay mà khơng có thời gian
cho các TCTD chuẩn bị. Hơn nữa, có nhiều văn bản chống chéo về cùng một quy định.
Điều này cũng gây khó khăn cho các đơn vị khi tuân thủ theo quy định. Nguyên nhân chủ quan
- Chiến lược phát triển tín dụng của SCB chưa thực sự hiệu quả từ những năm trước. Sự phát triển hoạt động tín dụng q nóng, dự nợ cho vay bất động sản cao và
dư nợ tập trung vào một số đối tượng khách hàng lớn đã gây ra khơng ít khó khăn cho hoạt động của SCB. Khi thị trường bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản khơng có khả năng trả nợ vay. Nợ quá hạn của SCB do đó tăng cao và khó thu hồi được vốn kịp thời khi xảy ra tình trang thiếu hụt vốn chi trả cho khách
hàng gửi tiền.
- Một nguyên nhân khác xuất phát từ quy trình quản trị rủi ro chưa hoàn thiện. Trong một thời gian dài SCB xảy ra tình trạng dư nợ tín dụng dài hạn cao trong khi huy
động vốn chủ yếu là ngắn hạn gây ra tình trạng mất cân đối nguồn và sử dụng nguồn.
Tình trạng mất khả năng thanh khoản đã có thể nhận biết trước nhưng SCB chưa đưa ra
được những biện pháp kịp thời để kiểm soát và xử lý rủi ro.
- Chất lượng các sản phẩm dịch vụ của SCB chưa cao nên chiến lược thu hút khách hàng chủ yếu vẫn là cạnh tranh lãi suất. Các sản phẩm huy động của SCB tuy khá nhiều nhưng vẫn chưa đa dạng, về cơ bản vẫn tập trung vào hình thức khuyến mãi, dự thưởng, chưa phát triển được các sản phẩm mới mạng tính đột phá của riêng SCB
để cạnh tranh với các ngân hàng khác.
- Thương hiệu và uy tín của SCB hiện nay vẫn chưa đủ mạnh để giữ chân khách
hàng. Vì vậy, khi Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất thì lãi suất huy động của các ngân hàng gần bằng nhau, khi đó người dân sẽ chọn những ngân hàng lớn, có uy tín hơn SCB để khoản tiền gửi của họ được an tồn. Bên cạnh đó uy tín của SCB cũng bị giảm sút đáng kể trong giai đoạn cuối năm 2011 khi chậm đáp ứng nhu cầu rút tiền
của khách hàng gây ra tâm lý hoang mang lo lắng trong một bộ phận khách hàng gửi tiền. Hiện nay, niềm tin của khách hàng vào SCB đã dần được cải thiện, nhưng để SCB khơi phục lại uy tín thì cần phải có thời gian.
- Mơ hình tổ chức chưa hồn thiện, các bộ phận hỗ trợ, kinh doanh chưa được
tách biệt, hoạt động chồng chéo kém hiệu quả cũng làm giảm năng lực hoạt động của
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, người viết đã đưa ra phân tích các nội dung bao gồm: hoạt động kinh doanh, thực trạng năng lực hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn so với Basel II giai đoạn 2009 đến tháng 06 năm 2013 thông qua các chỉ tiêu về vốn tự có, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, năng
lực quản trị điều hành của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo Ngân hàng. Từ đó người viết rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại. Những phân tích trên làm cơ sở để đề xuất những giải pháp tiếp theo của đề tài.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN