Củng cốn ăng lực quản trị điều hành của Ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 72 - 73)

Sài Gòn

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực quản lý

- SCB cần xây dựng kế hoạch nhân sự quản lý, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ nguồn

để đảm bảo tính kế thừa liên tục, tránh gây ra những xáo trộn không cần thiết khi có những biến động về nhân sự quản lý.

- Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo ngân hàng phải tự ý thức nâng cao kiến thức của bản thân về năng lực quản lý ngân hàng, kiến thức và kỹ năng cần thiết thông qua các khoá đào tạo và các hội thảo về quản trị điều hành. SCB có thể tổ chức những khoá

đào tạo riêng biệt cho cán bộ quản lý cấp cao và hợp tác với các tổ chức đào tạo có uy tín, các ngân hàng nước ngoài để tập huấn ở nước ngoài.

- SCB cũng có thể xem xét giải pháp thuê nhân sự quản lý cấp cao nước ngoài. Việc thuê nhân sự quản lý giỏi nước ngoài sẽ là cách thức nhanh nhất để SCB có thể

tiếp cận kinh nghiệm quản lý của các ngân hàng hiện đại trên thế giới, từđó nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ quản lý Ngân hàng.

- SCB phải tiếp tục phân định rõ vai trò, nhiệm vụ của Ban điều hành trong công tác quản trị, kiểm soát và điều hành để quá trình ra quyết định của mỗi cấp trong Ban

điều hành không bị chống chéo kém hiệu quả.

Bổ sung đầy đủ nhân sự hỗ trợ Ban điều hành và Hội đồng quản trị

SCB cần thực hiện bổ sung nhân sự cho các bộ phận thuộc Uỷ ban và hội đồng hỗ trợ HĐQT và Ban điều hành như Uỷ ban xử lý nợ xấu, uỷ ban ALCO nhằm đảm bảo hoạt động quản lý của ngân hàng được diễn ra liên tục và thông suốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)