Hiệp ước Basel là thoả ước vốn do các ngân hàng thuộc các nước G10 khởi xướng và được Ủy ban Quản lý ngân hàng thuộc Ngân hàng quốc tế (BIS) ban hành lần đầu tiên vào năm 1988. Do tính thiết thực của hiệp ước Basel nên hiệp ước được cộng đồng tổ chức tài chính, ngân hàng của hơn 100 nước khác nhau hưởng ứng. Để
phù hợp với những thay đổi lớn của thị trường, hiệp ước Basel đã được cải tiến và sửa
đổi lần thứ hai vào năm 2001. Hiệp ước Basel II chính thức được ban hành với cách tiếp cận mới về rủi ro.
Ủy ban Basel đã đề xuất khung đo lường hiệp ước Basel II với ba trụ cột chính.
Đó là yêu cầu về vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Hiệp ước Basel I, sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sựđủ vốn của các tổ chức tài chính, sử dụng hiệu quả
việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát.
Trụ cột thứ nhất - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Hiệp ước Basel II đề cập tới vấn đề vốn tự có của tổ chức tín dụng, các tài sản
được điểu chỉnh theo mức độ rủi ro thông qua hệ số an toàn vốn, trong đó nhấn mạnh tới các phương pháp để tính mức độ rủi ro tín dụng như phương pháp chuẩn hóa, phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.
Trụ cột thứ hai - Quy trình giám sát của cơ quan quản lý
Hiệp ước Basel II quy định các quy tắc giám sát, quản trị và hướng dẫn quản lý rủi ro đối với các ngân hàng. Quá trình giám sát và quản trị này không những nhằm mục đích khẳng định việc các ngân hàng duy trì một mức vốn phù hợp đối với toàn bộ
những rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các kỹ thuật để quản lý rủi ro tốt hơn.
Trụ cột thứ ba - Tuân thủ kỷ luật thị trường
Hiệp ước Basel II đưa ra các khuyến cáo không bắt buộc và các yêu cầu mang tính bắt buộc đối với ngân hàng. Ủy ban Basle II đề nghị các ngân hàng tuân thủ
nguyên tắc: “Ngân hàng phải có chính sách về tính minh bạch và công khai thông tin
được hội đồng quản trị thông qua. Chính sách này phải thể hiện rõ các mục tiêu và chiến lược dành cho việc công khai hóa thông tin về thực trạng tài chính và hoạt động ngân hàng”. [19]