Sử dụng các công cụ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 51 - 55)

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

2.2.2.3. Sử dụng các công cụ quản lý

 Chính sách nhân sự

Con người là linh hồn, là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của

một tổ chức. Chính vì vậy, Ngân hàng TMCP Sài Gịn ln xem nguồn nhân lực là vốn chứ khơng phải tài sản. Bởi vì, nếu nguồn nhân lực là tài sản thì ngân hàng sẽ sử dụng và đến một lúc nào đó tài sản sẽ cạn kiệt, Ngân hàng khơng cịn sử dụng được

nữa. Nhưng nếu nhận nguồn nhân lực là vốn thì Ngân hàng phải có kế hoạch bảo tồn và phát triển nguồn nhân lực ấy.

Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong việc tồn tại và phát

triển nên SCB đã và đang từng bước hồn thiện phịng tổ chức nhân sự nhằm duy trì và phát triển đội ngũ nhân lực ngày càng chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Điều này trở thành tôn chỉ, luôn được nêu ra trong các báo cáo của

Ngân hàng.

Với việc xây dựng chế độ lương và các chính sách dành cho người lao động,

SCB ln mong muốn sẽ tạo điều kiện cho người lao động an tâm, gắn bó lâu dài với ngân hàng. Đồng thời mong muốn người lao động xem SCB như ngôi nhà thứ hai của mình thể hiện rõ nét qua các chế độ bảo hiểm: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn cho người lao động; quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động như thăm hỏi cán bộ công nhân viên và gia đình khi ốm đau, bệnh tật; tặng quà hiện kim cho cán bộ, nhân viên nhân ngày sinh nhật, kết hôn. Trong các dịp nghỉ lễ, tết SCB thường tổ chức cho người lao động đi tham quan, nghỉ mát hoặc chi tiền cho

người lao động tự tổ chức theo nhóm.

SCB ln trân trọng những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành ngân hàng thông qua những chính sách đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng. Hơn thế nữa, Ngân hàng TMCP Sài Gịn ln tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội thăng tiến trong công việc nhất là những người cầu tiến, ham học hỏi, năng động, sáng tạo trong công việc.

Cũng xuất phát từ nhận thức con người là vốn nên SCB rất quan tâm và coi trọng việc đào tạo, SCB có chính sách đào tạo trong nước và nước ngồi dành cho

người lao động. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc đào tạo các nghiệp vụ, kỹ năng

nhằm tạo điều kiện cho người lao động cập nhật những kiến thức mới phục vụ cho

 Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm

Ngân hàng đã thể chế hóa bằng văn bản và bằng các quy trình nghiệp vụ chính thức về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau.

Các văn bản chính sách đều được cấp có thẩm quyền ban hành và được các bộ phận chuyên trách về hành chính chuyển đến các phịng ban liên quan thơng qua các kênh thông tin khác nhau như ban hành các văn bản nội bộ, hoặc fax trực tiếp xuống các phòng ban. Phương thức nhanh nhất tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn là chương trình quản lý cơng văn, tất cả các công văn ban hành đều được cập nhật thường xuyên, ngay trong ngày vì vậy mọi nhân viên chỉ cần truy cập vào chương trình này là có thể lấy xem cơng văn và làm theo công văn đã chuyển xuống.

Thẩm quyền cao nhất thuộc về Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có thẩm

quyền ban hành các quy chế hoạt động, chính sách chung của Ngân hàng. Khơng trực tiếp tham gia công tác điều hành nhưng Hội đồng quản trị là cấp cuối cùng giải quyết

những vấn đề vượt thẩm quyền của Ban điều hành hoặc những vấn đề mà chính sách, quy chế chung chưa đề cập.

Trên cơ sở những chính sách, quy chế chung do Hội đồng quản trị ban hành, Ban

điều hành có nhiệm vụ thực hiện đưa những chính sách ấy áp dụng trong thực tế thơng

qua các hướng dẫn, quy trình, thể lệ cụ thể để thực thi công việc và giám sát, đôn đốc

hoạt động của Ngân hàng.

Việc phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cán bộ nhận viên trong SCB

đã góp phần tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.  Hệ thống kiểm tra - kiểm soát nội bộ tại SCB

Hệ thống kiểm tra- kiểm soát nội bộ (KT - KSNB) của SCB sau hợp nhất được

xác lập theo mơ hình Front office và Back office. Cơ chế KT - KSNB được xác lập và tổ chức thực hiện trong mọi quy trình nghiệp vụ của SCB. Với tiêu chí là ở đâu có

nghiệp vụ liên quan đến tài sản - tiền tệ, ở đó phải có sự kiểm tra, kiểm sốt nội bộ.

Theo đó, mỗi bộ phận liên quan phải chịu trách nhiệm với công việc được giao.

Song song với hệ thống các cơ chế KSNB được thiết lập trong mọi quy trình nghiệp vụ, SCB cịn tổ chức bộ máy KT - KSNB chuyên trách chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc. Bộ phận này có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của các cơ chế KSNB, kiểm tra việc tuân thủ chấp hành pháp luật, chấp hành quy định của NHNN và của SCB trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của các phịng,

ban trong tồn hàng.

Sự hữu hiệu trong kiểm soát của một ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của Ban quản trị ngân hàng đối với hoạt động kiểm sốt. Chính mơi trường làm việc và thái độ nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo đã tạo nên hiệu quả làm việc ngày càng cao của SCB.

 Bộ phận kiểm toán nội bộ

Tại SCB hợp nhất bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc ban kiểm soát. Bộ phận này có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan

đối với tất cả các đơn vị, bộ phận, các hoạt động của SCB như cơ chế, chính sách, thủ

tục, quy trình hoặc các vấn đề trong hoạt động của SCB dựa trên mức độ rủi ro và

mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của SCB. Đối với tất cả những vấn đề có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng, kiểm toán nội bộ phải thông báo kịp thời, đúng bản chất về ảnh hưởng của chúng và đưa ra những biện pháp thiết thực để ngăn ngừa, khắc phục vấn đề này với Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị.

 Kết quả quản lý

ROA, ROE là hai chỉ tiêu nói lên khả năng sinh lời của doanh nghiệp đồng thời nó cịn là dấu hiệu đánh giá năng lực quản lý của Ban lãnh đạo ngân hàng. Từ bảng số liệu 2.4 cho thấy, Ban lãnh đạo SCB hợp nhất đã điều hành hoạt động kinh doanh có

đó đã khắc phục dần những yếu kém trong giai đoạn đầu hợp nhất, SCB đã ổn định

thanh khoản và có được sự phát triển tốt hơn.

Đây là những thành quả rất đáng khích lệ, phản ánh những nỗ lực của SCB trong

tiến trình tái cấu trúc hệ thống hoạt động. Ban lãnh đạo SCB khơng ngừng hồn thiện mình để tự nâng cao trình độ quản lý làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng

ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng mong đợi của cổ đông cũng như phục phụ tốt nhất

cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)