quảng bá thương hiệu
Những điểm tương đồng trong tên gọi và tên viết tắt của SCB và một số ngân hàng đã tạo nên sự khó khăn cho khách hàng, đối tác trong việc nhận biết thương hiệu của SCB. Việc thay đổi hoặc định hướng lại hệ thống nhận dạng thương hiệu của SCB là cần thiết để xây dựng một văn hóa riêng biệt cho thương hiệu SCB, tạo hiệu quả cao hơn trong công tác quảng cáo truyền thông từ đó thúc đẩy các hoạt động kinh doanh trung, dài hạn.
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Để tạo một hình ảnh tốt cũng nhưđảm bảo sự thống nhất về hoạt động quảng bá thương hiệu trong toàn hệ thống SCB cần tiến hành sửa chữa hoặc thay mới hệ thống bảng hiệu mặt tiền tại những vị trí chưa thuận lợi. Ngân hàng TMCP Sài Gòn cần ưu tiên hình ảnh cho tuyến trước nơi khách hàng thường xuyên tiếp xúc với SCB như thực hiện chỉnh trang khu vực quầy giao dịch, bố trí vật dụng vừa đảm bảo tính mỹ quan vừa thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng.
Thực hiện thiết kế brochure giới thiệu sản phẩm và các biểu mẫu giao dịch đáp
ứng yêu cầu về thẩm mỹ cũng như sự tiện dụng cho khách hàng. SCB cũng cần có kế
họach cải tiến trang tin nội bộ về cả hình thức lẫn nội dung và trong thời gian sớm nhất
đưa trang tin nộ bộ với hình thức mới vào sử dụng. Công tác chỉnh sửa website cũng cần được tập trung thực hiện nhằm xây dựng website SCB trở thành một kênh quảng bá hữu hiệu và trợ giúp cho công tác bán hàng.
Tăng cường tuyền truyền, quảng cáo thương hiệu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Việc quảng bá thương hiệu hiện nay chưa được thực hiện một cách chuẩn mực và mang phong cách, hình ảnh đặc trưng riêng của SCB. Đôi khi hoạt động marketing còn bị thụđộng nên chưa thực sự chứng tỏ sự tiên phong của công tác marketing trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Do đó để hỗ trợ cho hoạt động sau hợp nhất của ba ngân hàng cũng như tăng cường công tác huy động vốn, SCB cần chủđộng thực hiện việc cung cấp thông tin về
kết quả hoạt động sau hợp nhất ra công chúng để tạo lòng tin cho khách hàng, hạn chế
những ảnh hưởng xấu từ các thông tin lệch lạc, không chính thức đến tâm lý của khách hàng và tận dụng lợi thế từ những thông tin đã được các cơ quan truyền thông đăng tải trước đây về việc hợp nhất ba ngân hàng.
SCB cần mở rộng các kênh quảng bá. SCB nên chuyển từ quảng cáo trên báo chí và các chương trình tin tức sang kết hợp quảng cáo trên các trang website điện tử, tại các siêu thị, trung tâm mua sắm, khu giải trí hoặc các chương trình truyền hình có số lượng khán giả theo dõi cao.
Đối với quảng cáo ngoài trời nên áp dụng hình thức quảng cáo ở vị trí thấp, đặt quảng cáo pano đèn hoặc khung tranh điện tử tại các siêu thị lớn, cao ốc văn phòng có hình thức sang trọng, nội dung quảng cáo dễ thay đổi, hình ảnh quảng cáo sinh động nhằm thu hút người xem.
Do hạn chế về kinh phí nên việc quảng cáo của SCB trên báo điện tử và các website nên được cân nhắc lựa chọn tùy theo tính chất của sản phẩm, dịch vụ. Việc thực hiện quảng cáo sản phẩm qua mail cũng là một hình thức quảng bá mà SCB nên cân nhắc việc thực hiện trong thời gian tới khi việc sử dụng mail đang trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Thực hiện đa dạng hóa mẫu mã và chất lượng quà tặng cho khách hàng trong các chương trình bán hàng. Kết hợp lồng gép thương hiệu SCB trong thiết kế quà tặng
để xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Căn cứ vào kinh phí quảng cáo tiếp thị được duyệt, tình hình thực tế và đặc trưng văn hóa tại địa phương, các chi nhánh cần chủđộng lựa chọn thực hiện các hình thức truyền thông quảng bá phù hợp đểđạt được hiệu quả tiếp thị tốt nhất.
Tiếp tục được duy trì các hoạt động cộng đồng mang đậm tính nhân văn đã thực hiện trong thời gian trước đây với quy mô lớn và chuyên nghiệp hơn thông qua sự kết hợp giữa khả năng tổ chức của chính ngân hàng với việc hợp đồng với các công ty chuyên tổ chức các sự kiện tùy theo quy mô của hoạt động và tình hình tài chính của từng chương trình.
Tăng cường xây dựng mối quan hệ giữa SCB với cơ quan truyền thông, quan hệ
cộng đồng (cổđông, cơ quan công quyền) để giúp SCB chủđộng trong công tác tuyên truyền cũng như tránh khủng hoảng thông tin hoặc các sự cố do thông tin không xác thực gây nên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa vào những lý luận của chương 1 và quá trình phân tích thực trạng năng lực hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn năm 2009 đến tháng 06 năm 2013 so với hiệp ước Basel II cùng định hướng hoạt động kinh doanh của SCB, người viết đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn cụ thể là:
Bổ sung vốn tự có từ nguồn lợi nhuận giữ lại
Xử lý, thu hồi nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tài sản
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Quản lý chặt chẽ chi phí, gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Củng cố năng lực quản trịđiều hành của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Xây dựng văn hoá Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thân thiện
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Cải thiện thị phần Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thong qua quảng bá thương hiệu.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu và việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “ Năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn so với hiệp ước Basel II”đã giải quyết được một số nội dung quan trọng sau:
Thứ nhất, trình bày tổng quan các khái niệm và nội dung chính của ngân hàng thương mại, năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại, năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại theo hiệp ước Basel II và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, đề tài đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn từ 2009 đến hết quý II năm 2013 so với hiệp ước Basel II, từđó chỉ ra
điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân làm hạn chế năng lực hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn so với Basel II.
Bên cạnh đó, đề tài cũng gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong thời gian tới. Với những giải pháp mà luận văn đã
đề xuất, Ngân hàng TMCP Sài Gòn có thể ứng dụng vào thực tế góp phần nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản trị của mình. Khi năng lực tài chính bền vững, năng lực quản trị được nâng cao thì Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn sẽ phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện thị trường tài chính cạnh tranh ngày càng gay gắt .
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. TS. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.
2. PGD. TS. Nguyễn Đăng Dờn chủ biên (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh.
3. TS. Lê Thị Tuyết Hoa, PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung (2007), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.
4. PGS. TS. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Lao
động Xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.
5. PGS. TS. Lê Văn Tề (2011), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Phương
Đông, Tp. Hồ Chí Minh.
6. PGS.TS. SửĐình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng (2008), Nhập môn tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Thành phố Hà Nội.
7. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hà Nội.
8. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Thành phố Hà Nội.
9. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010, Hà Nội.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
11. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010, Hà Nội.
12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010, Hà Nội.
13. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010, Hà Nội.
14. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (2009-2012), Báo cáo tài chính, Tp. Hồ Chí Minh.
15. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (2009-2012), Báo cáo thường niên,
Tp. Hồ Chí Minh.
16. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (2009-2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Tp. Hồ Chí Minh.
17. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (2013), Báo cáo kết quả kinh doanh,
Tp. Hồ Chí Minh.
18. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (2013), Văn kiện gửi đại hội đồng cổ đông, Tp. Hồ Chí Minh.
19. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2003), Tài liệu tư vấn hiệp ước Basel II về vốn, Hà Nội. 20.Các Website: - http://archive.saga.vn/dfincor.aspx?id=4685 - http://www.scb.com.vn/vietnam/Baocaotaichinh.aspx?sId=2&y=0 - http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&i d=1594:hip-c-vn-basel-basel-i-va-ii&catid=43:ao-to&Itemid=90 - http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim - http://ub.com.vn/threads/10027-Tim-hieu-Basel-I-II.html - http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-co-che-giam-sat-he-thong-ngan-hang-va- quy-dinh-trong-yeu-cua-basel-2-va-basel-3-30910/
PHỤ LỤC 1: CÁC CHỈ SỐ THANH KHOẢN CƠ BẢN TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 ĐVT: % STT NGÂN HÀNG CHỈ SỐ H1 CHỈ SỐ H2 CHỈ SỐ H3 CHỈ SỐ H4 CHỈ SỐ H5 2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012 1 VCB 8.75 9.45 15.81 57.48 57.11 58.19 86.35 92.25 84.79 7.41 7.32 17.97 13.14 15.26 23.04 2 BIDV 6.64 4.96 5.21 69.40 72.44 70.13 103.88 122.22 111.98 8.44 7.86 10.74 9.94 8.38 8.32 3 VIETINBANK 3.71 4.47 5.80 63.69 63.73 66.20 113.74 114.12 115.31 15.20 14.31 14.17 6.62 8.00 10.11 4 SACOMBANK 24.53 16.47 11.36 54.13 56.93 63.41 105.30 107.25 89.41 14.45 17.44 13.69 47.72 31.04 16.01 5 EXIMBANK 6.69 5.82 10.46 47.55 40.67 44.03 107.21 139.16 106.34 0.03 - 0.59 15.08 19.92 25.25 6 ĐÔNG Á 15.66 16.66 10.65 68.59 67.97 73.11 121.98 122.01 99.72 5.66 4.37 6.51 27.85 29.91 14.52 7 TECHCOMBANK 11.10 13.37 11.74 35.22 35.15 37.94 65.71 71.58 61.24 18.43 24.53 24.84 20.71 27.23 18.95 8 QUÂN ĐỘI 2.31 5.46 4.28 44.51 42.53 42.41 74.23 65.94 63.25 6.72 11.57 21.89 3.85 8.47 6.38 9 MHB 31.01 26.80 10.16 44.19 48.55 64.91 105.73 112.69 106.73 20.06 17.67 15.13 74.20 62.22 16.70 10 AN BÌNH 24.68 21.72 18.93 52.31 47.94 40.76 84.72 98.35 65.27 0.57 0.78 3.53 39.98 44.56 30.32 11 ĐÔNG NAM Á 26.96 60.64 47.31 37.13 19.43 22.24 82.74 57.17 53.09 28.60 13.09 16.17 60.08 178.46 112.94 12 GIA ĐỊNH 34.61 29.23 23.51 44.53 25.81 37.65 115.15 83.72 75.56 1.37 0.50 0.40 89.50 94.78 47.18 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các ngân hàng năm 2010, 2011, 2012) download by : skknchat@gmail.com