2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
2.2.2.2. Xác định mục tiêu quản lý
Trước tình hình thị trường tài chính trong nước và thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của SCB, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn lại mới hợp nhất và chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2012. HĐQT và Tổng
giám đốc đã tập trung quản trị điều hành xoay quanh các vấn đề chủ yếu sau:
Ổn định và đảm bảo thanh khoản là ưu tiên hàng đầu. Đây là nội dung mang ý
nghĩa sống còn với SCB, bởi đã hơn một lần SCB đứng ở thế ngàn cân treo sợi tóc. Do
đó, HĐQT và Tổng giám đốc khẳng định toàn hàng tập trung cao độ cho công tác huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn bằng VNĐ từ TT1. Bên cạnh đó các đơn vị phải tích
cực, chủ động đàm phán với khách hàng, TCTD để đáp ứng nhu cầu chi trả nhanh,
thuận tiện nhất cho khách hàng.
Rà soát, xử lý và thu hồi các khoản nợ khó địi, tăng cường cơng tác giám sát
các khoản nợ quá hạn, đánh giá khả năng thu hồi nợ, đồng thời tái cơ cấu hoạt động tín dụng của SCB theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn.
Rà soát, củng cố và tái cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động của SCB. Trong đó,
nhiệm vụ chủ yếu là tái cơ cấu, bổ sung nhân sự để đảm bảo hoạt động quản trị điều
hành, đặc biệt là nhân sự cấp cao, chỉnh đốn lề lối, tác phong làm việc, nâng cao tinh
thần hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân, bổ sung nguồn nhân lực trẻ có chất lượng đáp
ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của SCB.
Tập trung ứng phó với các tình huống khó khăn. Hội đồng quản trị và Ban điều
hành của SCB luôn giữ chế độ làm việc liên tục, hạn chế nghỉ phép đồng thời thực hiện họp định kỳ vào cuối mỗi ngày nhằm bám sát tình hình và xứ lý kịp thời các phát sinh nếu có.