Quy mô hoạt động kinh doanh SCB giai đoạn 2009 – T06/2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 34)

Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008(*) 2009(*) 2010(*) 2011(*) 01/2012(**) 12/2012(**) 06/2013(**) Tổng tài sản 38,596 54,492 60,183 79,151 145,003 149,205 151,368 Dư nợ 23,278 31,310 33,178 42,512 66,058 88,154 93,454 Huy động 34,606 48,902 54,439 86,483 130,087 134,035 132,568 Huy động thị trường 1 26,830 33,869 43,999 40,942 78,054 106,044 108,246 Huy động thị trường 2+Vay NHNN 7,776 15,033 10,440 45,541 52,033 27,991 24,322 Lợi nhận thực tế lũy kế 646 423 442 224 394 82 98

(*): Số liệu SCB cũ (trước hợp nhất) (**): Số liệu SCB hợp nhất

 Tổng tài sản

Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng tài sản SCB giai đoạn 2009 - T06/2013

Nguồn: Tổng hợp từ BC tổng kết hoạt động kinh doanh SCB qua các năm [16],[17]

Giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của SCB tương

đối cao. Tổng tài sản SCB liên tục tăng từ 38,596 tỷ đầu năm 2009 lên 79,151 tỷ đồng

năm 2011, tăng 40,555 tỷ đồng nếu tính số tuyệt đối. SCB là một trong năm ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của

SCB chưa đi đôi với tăng trưởng quy mô tổng tài sản.

Đầu năm 2012 tổng tài sản của SCB sau hợp nhất đạt 145,003 tỷ đồng, tuy

nhiên sau 06 tháng đầu năm 2012 tình hình hoạt động của SCB cịn gặp nhiều khó khăn nên tổng tài sản của SCB giảm còn 134,394 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012 tổng tài sản

của SCB đã tăng lên và đạt 149,205 tỷ đồng, tăng 4,202 tỷ đồng so với đầu năm. Ngày 30 tháng 06 năm 2013 tổng tài sản của SCB đạt 151,368 tỷ đồng tăng 1.45% so với cuối năm 2012.

Sự tăng trưởng mạnh về tổng tài sản của SCB qua các năm giúp SCB dần khẳng

định thương hiệu và nhất là gia tăng niềm tin nơi khách hàng sau hợp nhất.  Nguồn vốn huy động

Biểu đồ 2.2: Quy mô tổng nguồn vốn huy động SCB giai đoạn 2009 - T06/2013

Nguồn: Tổng hợp từ BC tổng kết hoạt động kinh doanh SCB qua các năm [16],[17]

Nguồn vốn của SCB gia tăng rất nhanh từ 34,606 tỷ đồng năm 2009 đến hết

năm 2011 con số này đạt 86,483 tỷ đồng. Đóng góp trong mức tăng trưởng đáng kể của nguồn vốn huy động là sự gia tăng rất lớn từ nguồn vốn huy động thị trường liên ngân hàng, đặc biệt là những tháng cuối năm 2011. Huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng trưởng tương đối tốt trong năm 2009, 2010 nhưng lại giảm đáng kể trong năm

2011. Kết thúc hoạt động năm 2011, nguồn vốn huy động từ thị trường 1 của SCB đạt 40,942 tỷ đồng và nguồn vốn huy động từ thị trường 2 đạt 45,541 tỷ đồng tăng 35,101 tỷ đồng so với năm 2010.

Năm 2012 nguồn vốn huy động của SCB cũng đạt kết quả khá tốt, khi huy động tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế đã dần khôi phục, tăng 27,990 tỷ đồng so với đầu

năm 2012, nguồn vốn này giúp SCB hoàn trả một phần vốn vay hơn 17,000 tỷ đồng

trên thị trường liên ngân hàng và hơn 10,000 tỷ đồng vay tái cấp vốn.

Đến hết tháng 06 năm 2013 nguồn vốn huy động của SCB tiếp tục gia tăng và đạt 132,568 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi và tổ chức dân cư đạt

108,246 tỷ đồng, tăng 2,202 tỷ đồng so với tháng 12 năm 2012. Nguồn vốn huy động của SCB gia tăng liên tục là tín hiệu tốt cho thấy SCB đã dần khôi phục lại niềm tin nơi khách hàng.

 Dư nợ tín dụng

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng SCB giai đoạn 2009 - T06/2013

Nguồn: Tổng hợp từ BC tổng kết hoạt động kinh doanh SCB qua các năm [16],[17]

Tổng dư nợ tín dụng của SCB đến cuối năm 2011 đạt mức 42,512 tỷ đồng tăng 19,234 tỷ đồng so với năm 2009. Sự tăng trưởng tín dụng của SCB gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế chưa thực sự phục hồi sau khủng hoảng và hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp chưa khả quan đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của SCB. Hoạt động tín dụng của SCB năm 2011 chủ yếu tập trung vào công tác xử lý và thu hồi nợ, hạn chế cho vay. Tuy nhiên tính chung cả năm 2011 dư nợ cho vay của SCB đã tăng 9,334 tỷ đồng so với năm 2010, chất lượng tín dụng chưa có dấu hiệu cải

thiện rõ rệt khi nợ quá hạn và nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Đến cuối năm 2011 nợ xấu của SCB là 3.918 tỷ đồng

chiếm 9.21% tổng dư nợ, tăng 135 tỷ đồng so với năm 2010.

Sau hợp nhất dư nợ của SCB đạt 66,058 tỷ đồng, nợ quá hạn và nợ xấu chiếm

20.05% tổng dự nợ. Hoạt động tín dụng của SCB năm 2012 chủ yếu tập trung vào công tác xử lý và thu hồi nợ. Hết năm 2012 dự nợ tín dụng của SCB đạt 88,154 tỷ đồng, tăng 22,096 tỷ đồng so với đầu năm. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng của SCB cũng được

cải thiện rõ rệt khi nợ quá hạn và nợ xấu đã giảm xuống còn 16.02% tổng dự nợ.

 Lợi nhuận

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận SCB giai đoạn 2009 - T06/2013

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC, BC tổng kết hoạt động KD của SCB qua các năm [16],[17]

Lợi nhuận của SCB giai đoạn 2009 đến 2012 giảm đáng kể mặc dù tổng tài sản, dư nợ và nguồn vốn huy động đều tăng. Năm 2012, hoạt động kinh doanh của SCB sau hợp nhất gặp rất nhiều khó khăn, áp lực trả nợ nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn từ NHNN với chi phí cao, nợ quá hạn lớn đẩy khoản chi phí dự phịng tăng cao. Bên cạnh đó, việc hợp nhất giữa ba ngân hàng làm cho SCB

phải tốn chi phí cho q trình hoạt động, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự, mạng

lưới hoạt động…. Những nguyên nhân này làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của SCB. Lợi nhuận của SCB cuối năm 2012 chỉ đạt 82 tỷ đồng, giảm 312 tỷ đồng so với đầu năm.

Năm 2013 là năm thứ hai SCB triển khai đề án hợp nhất và tái cơ cấu toàn diện hoạt động ngân hàng. Do đó, hoạt động kinh doanh trong năm 2013 của SCB có tính chất bản lề quyết định sự thành công của đề án hợp nhất và tái cơ cấu ngân hàng. Hết tháng 06 năm 2013 lợi nhuận của SCB đã đạt 98 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng so với năm 2012.

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN

2.2.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính được coi là yếu tố quyết định đảm bảo cho sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Hội đồng quản trị và Ban điều hành SCB đã đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính một cách tồn diện, đồng bộ, đảm bảo sức chống đỡ rủi ro, phát triển ổn định bền vững là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt

động ngân hàng. Năng lực tài chính của SCB được thể hiện cụ thể:

2.2.1.1. Vốn tự có

Năng lực tài chính của SCB được thể hiện ở chỉ tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là quy mơ vốn tự có. Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy quy mơ vốn tự có của SCB liên tục gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2009 con số này là 4,410 tỷ đồng thì đến cuối năm 2011 đã đạt 4,460 tỷ đồng, tăng 2.13% so với năm 2009.

Bảng 2.2: Quy mơ vốn tự có SCB giai đoạn 2009 - T06/2013 Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009(*) 2010(*) 2011(*) 01/2012(**) 12/2012(**) 06/2013(**) Vốn tự có 4,410 4,367 4,460 10,592 10,709 10,978 Tốc độ tăng trưởng vốn tự có (%) - (0.98) 2.13 137.49 (5.51) 2.51 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của SCB qua các năm [14] Bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của SCB chính là năm 2012 khi SCB chính thức hợp nhất với ngân hàng TMCP Đệ Nhất và ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa. Nếu tháng 01 năm 2012 quy mơ vốn tự có của SCB là 10,592 tỷ đồng thì đến tháng 12 năm 2012 đã đạt 10,709 tỷ đồng, tăng 117 tỷ đồng và tăng 1.10 % so với đầu năm. Vốn tự có của SCB tăng chủ yếu là do SCB trích lập các quỹ dự trữ và

một phần lợi nhuận chưa phân phối. Đến hết tháng 06 năm 2013, vốn tự có của SCB đã tăng 269 tỷ đồng so với tháng 12 năm 2012 và đạt con số 10,978 tỷ đồng, nguồn tăng chủ yếu về vốn tự có của SCB là từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự phịng tài chính.

Sau hợp nhất, SCB là một trong năm ngân hàng có vốn tự có lớn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, chỉ đứng sau ACB (12,333 tỷ đồng), STB (13,126 tỷ đồng) và EIB

(15,826 tỷ đồng).

Vốn tự có sau hợp nhất lớn giúp cho SCB nâng cao năng lực tài chính và cải thiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi nguồn vốn tự có này chính là tấm đệm giúp SCB tăng cường khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong mơi trường

thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng lúc càng gia tăng trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế mỗi lúc thêm sâu rộng.

2.2.1.2. Chất lượng tài sản

Chất lượng tài sản của SCB được đánh giá thông qua các khoản mục chủ yếu như tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác; các khoản đầu tư và cho vay khách hàng.

Bảng 2.3: Cơ cấu tổng tài sản SCB giai đoạn 2009 - T06/2013

Đvt: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009(*) 2010(*) 2011(*) 01/2012(**) 12/2012(**) 06/2013(**) Tổng tài sản 54,492 60,183 79,151 145,003 149,205 151,368 Tăng trưởng (%) - 10.44 31.52 83.20 2.90 1.45 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 1 Tiền mặt và TGTT tại NHNN, TCTD khác 5,069 3,852 3,506 3,428 7,928 7,715 Tăng trưởng (%) 75.99 91.02 97.78 231.27 97.31 Tỷ trọng (%) 9.30 6.40 4.43 2.36 5.31 5.10

2 Chứng khoán đầu tư 8,723 6,036 7,096 4,976 4,646 7,071

Tăng trưởng (%) 69.20 117.56 70.12 93.37 152.20 Tỷ trọng (%) 16.01 10.03 8.97 3.43 3.11 4.67 3 Cho vay khách hàng 30,969 32,409 41,236 64,419 87,135 92,435 Tăng trưởng (%) - 104.65 127.24 165.92 127.35 106.08 Tỷ trọng (%) 56.83 53.85 52.10 47.18 58.40 61.07 Trong đó: Nợ xấu (%) 1.28 12.46 8.96 7.25 7.22 5.84

Tính đến 31 tháng 12 năm 2012 tổng tài sản của SCB 149,205 tỷ đồng, tăng

4,202 tỷ đồng và tăng 3% so với đầu năm. Tổng tài sản của SCB tăng trong năm 2012 chủ yếu là do SCB cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng. Cơ cấu tài sản trong năm 2012 của SCB có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng các khoản

đầu tư và các khoản tài sản có khác, trong đó phần lớn là các khoản đầu tư.

Nhìn vào bảng số liệu 2.3 cho thấy tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác của SCB tăng giảm không đồng đều qua các năm. Trong hai năm 2010 và 2011 tiền mặt và tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, TCTD khác đều giảm. Nếu năm 2009 con số này là 5,069 tỷ đồng thì năm 2011 giảm cịn 3,506 tỷ đồng. Tiền mặt và

tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác của SCB thấp nhất vào tháng 01 năm 2012 chỉ đạt 3,428 tỷ đồng. Tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác của SCB liên tục giảm từ năm 2009 đến tháng 01 năm 2012 cho thấy khả năng thanh khoản của SCB ngày càng tiến triển theo chiều hướng xấu, đặc biệt là những tháng đầu năm 2012. Khi chất lượng tài sản giảm thì năng lực tài chính của SCB cũng giảm .

Sau hợp nhất, với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và của NHNN, SCB đã dần thốt khỏi tình trạng thanh khoản kém. Nguồn tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác của SCB gia tăng mạnh nhất vào tháng 12 năm 2012 và đạt con số 7,928 tỷ đồng, tăng 4,500 tỷ đồng so với đầu năm 2012. Tính đến hết tháng 06 năm 2013, tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN, TCTD khác của SCB đạt 7,715 tỷ đồng tăng 97.31% so với tháng 12 năm 2012. Khả

năng thanh khoản của SCB ngày càng được cải thiện, năng lực tài chính của SCB gia tăng bởi tiền mặt, tiền gửi NHNN, TCTD của SCB ngày càng tăng.

Các khoản đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của SCB từ 2009 đến tháng 06 năm 2013. Nếu chứng khoán đầu từ năm 2009 chiếm tỷ trọng 16% tổng tài sản của SCB thì đến tháng 12 năm 2012 chỉ chiếm 3.11% và đạt 4.67%

vào tháng 06 năm 2013. Như vậy để giải quyết nhu cầu thanh khoản trong năm 2012, SCB đã bán gần hết số chứng khoán này.

Trái ngược với khoản mục chứng khoán đầu tư, khoản mục cho vay khách hàng của SCB lại liên tục gia tăng qua các năm. Tăng mạnh nhất là vào tháng 12 năm 2012

đạt 87,135 tỷ đồng, tăng 22,716 tỷ đồng so với đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ xấu của

SCB cuối năm ở mức 6,291 tỷ đồng, tăng 1,621 tỷ đồng và 34% so với đầu năm 2012, chiếm 7.22% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao làm chất lượng tài sản của SCB giảm. Năng lực tài chính của SCB giảm do chất lượng tài sản chưa tốt.

Với những nỗ lực không ngừng trong công tác xử lý và thu hồi nợ, bán nợ, có cấu nợ theo Quyết định 780/QĐ -NHNN ngày 23/04/2012, SCB đã giảm tỷ lệ nợ xấu

xuống còn 5.84% tổng dư nợ vào tháng 06 năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu của SCB vẫn chưa

đạt kế hoạch đề ra là nhỏ hơn 3%, nhưng kết quả trên cũng phần nào tác động tích cực đến cơng tác xử lý và thu hồi nợ những tháng cuối năm 2013.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tổng tài sản SCB giai đoạn 2009 - T06/2013

Từ biểu đồ 2.5 cho thấy, cơ cấu tổng tài sản của SCB được hình thành chủ yếu từ các khoản cho vay khách hàng và chứng khoản đầu tư, chiếm từ 54% đến 80% tổng tài sản. Khi các khoản cho vay khách hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì cơ cấu tổng tài sản của SCB bị ảnh hưởng xấu, chất lượng tài sản giảm. Như vậy, mặc dù tổng tài sản của SCB gia tăng nhanh nhưng chất lượng tài sản của SCB lại giảm do tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Chính tác động này làm cho năng lực tài chính của SCB giảm.

2.2.1.3. Khả năng sinh lời

Năng lực tài chính của SCB khơng chỉ thể hiện ở nguồn vốn tự có lớn, chất

lượng tài sản mà nó cịn được thể hiện ở khả năng sinh lời cao và bền vững.

 Lợi nhuận

Sau giai đoạn tăng trưởng rất tốt từ năm 2004 đến 2008, lợi nhuận của SCB các năm 2009, 2010 và 2011 giảm đáng kể mặc dù tổng tài sản và dư nợ cho vay hay

nguồn vốn huy động đều tăng. Trong năm 2009, SCB tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để cải thiện thu nhập nhưng cấu thành chủ yếu của lợi nhuận năm 2009

vẫn là thu nhập từ lãi vay. Tình hình chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng của cạnh tranh giữa các ngân hàng trong công tác huy động đã ảnh hưởng đến

hoạt động kinh doanh của SCB, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 chỉ đạt 423 tỷ đồng giảm 223 tỷ đồng so với năm 2008.

Bước sang năm 2010 SCB phải đối mặt với sức ép từ nhiều phía, vừa phải tăng trưởng trong điều kiện thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, vừa phải nâng cao năng lực cạnh tranh, do đó lợi nhuận hoạt động của SCB đạt 447 tỷ đồng vào cuối năm 2010 là một thành quả đáng ghi nhận của toàn hệ thống. Nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhanh vào cuối năm đã làm giảm đáng kể thu nhập của SCB.

Năm 2011 là năm tình hình hoạt động kinh doanh của SCB gặp rất nhiều khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)