HIỆP ƯỚC BASEL II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 25 - 29)

1.3.1. Nội dung cơ bản của hiệp ước Basel II

Hiệp ước Basel là thoả ước vốn do các ngân hàng thuộc các nước G10 khởi

xướng và được Ủy ban Quản lý ngân hàng thuộc Ngân hàng quốc tế (BIS) ban hành

lần đầu tiên vào năm 1988. Do tính thiết thực của hiệp ước Basel nên hiệp ước được

cộng đồng tổ chức tài chính, ngân hàng của hơn 100 nước khác nhau hưởng ứng. Để

phù hợp với những thay đổi lớn của thị trường, hiệp ước Basel đã được cải tiến và sửa

đổi lần thứ hai vào năm 2001. Hiệp ước Basel II chính thức được ban hành với cách

tiếp cận mới về rủi ro.

Ủy ban Basel đã đề xuất khung đo lường hiệp ước Basel II với ba trụ cột chính. Đó là yêu cầu về vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Hiệp ước Basel I, sự xem xét giám sát

của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính, sử dụng hiệu quả việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát.

 Trụ cột thứ nhất - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Hiệp ước Basel II đề cập tới vấn đề vốn tự có của tổ chức tín dụng, các tài sản

được điểu chỉnh theo mức độ rủi ro thơng qua hệ số an tồn vốn, trong đó nhấn mạnh

tới các phương pháp để tính mức độ rủi ro tín dụng như phương pháp chuẩn hóa,

phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.

 Trụ cột thứ hai - Quy trình giám sát của cơ quan quản lý

Hiệp ước Basel II quy định các quy tắc giám sát, quản trị và hướng dẫn quản lý rủi ro đối với các ngân hàng. Quá trình giám sát và quản trị này khơng những nhằm mục đích khẳng định việc các ngân hàng duy trì một mức vốn phù hợp đối với toàn bộ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà cịn khuyến khích các ngân hàng phát

triển và sử dụng các kỹ thuật để quản lý rủi ro tốt hơn.

 Trụ cột thứ ba - Tuân thủ kỷ luật thị trường

Hiệp ước Basel II đưa ra các khuyến cáo không bắt buộc và các yêu cầu mang

tính bắt buộc đối với ngân hàng. Ủy ban Basle II đề nghị các ngân hàng tuân thủ

nguyên tắc: “Ngân hàng phải có chính sách về tính minh bạch và cơng khai thơng tin

được hội đồng quản trị thơng qua. Chính sách này phải thể hiện rõ các mục tiêu và

chiến lược dành cho việc cơng khai hóa thơng tin về thực trạng tài chính và hoạt động ngân hàng”. [19]

1.3.2. Năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại theo hiệp ước Basel II

1.3.2.1. Đảm bảo đủ vốn cho hoạt động

Theo hiệp ước Basel II, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số an toàn vốn (CAR: Capital Adequacy Ratio) đạt tối thiểu 8% trên tổng tài sản Có rủi ro. Hệ số CAR được tính theo cơng thức:

CAR =

Vốn tự có

>= 8% Tài sản Có điều chỉnh rủi ro

Trong đó:

- Vốn tự có là tổng vốn cấp 1 và cấp 2.

+ Vốn cấp 1 gồm vốn điều lệ và các quỹ. Vốn cấp 2 gồm thặng dư vốn, giá trị

tăng thêm của việc đánh giá lại tài sản,dự phịng chung và dự phịng tổn thất tín dụng, các công cụ nợ cho phép chuyển đổi thành cổ phiếu và các công cụ nợ khác.

+ Vốn tự có phải đảm bảo những giới hạn sau:

Tổng vốn cấp 2 được đưa vào tính tốn tỷ lệ an tồn vốn khơng được q 100% vốn cấp 1.

Tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành và các cơng cụ nợ khác tối đa bằng 50% vốn cấp 1.

Trong trường hợp các khoản dự phòng chung hay dự phịng tổn thất tín dụng bao gồm giá trị giảm của việc đánh giá lại tài sản chung nhưng chưa thể hiện trên bảng cân đối kế toán, phần dự phòng cho những khoản này được giới hạn tối đa bằng 1.25% hoặc trong một số trường hợp đặc biệt có thể lên đến 2% của tài sản Có rủi ro. Nói cách khác, quỹ dự phịng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản Có rủi ro.

Thời gian đáo hạn còn lại của các khoản trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành và các công cụ nợ khác tối thiểu là 5 năm.

- Tài sản có điều chỉnh rủi ro xác định được theo cơng thức:

Tài sản Có điều chỉnh rủi ro = ∑ (Tài sản nội bảng*Hệ số rủi ro)+ ∑ (Tài sản ngoại bảng*Hệ số chuyển đổi*Hệ số rủi ro).

Tài sản Có điều chỉnh rủi ro phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, quy mô tài sản và nguồn vốn của một NHTM

Hệ số CAR chỉ ra mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong sử dụng vốn cao hay thấp tùy thuộc vào độ lớn vốn tự có của ngân hàng. Đối với những ngân hàng có vốn tự có lớn thì ngân hàng được phép sử dụng vốn với mức độ rủi ro lớn với hy vọng đạt được lợi nhuận cao nhất và ngược lại.

Hiệp ước Basel II chủ yếu quy định hệ số CAR để đánh giá năng lực hoạt động

của NHTM, còn các hệ số khác hiệp ước Basel II không đề cập đến. Hệ số CAR đo

lường năng lực tài chính của NHTM thơng qua vốn tự có với các giới hạn về vốn và tài sản Có điều chỉnh rủi ro. Khi NHTM tuân thủ quy định về an toàn vốn thì ngân hàng

đã đảm bảo an tồn trong hoạt động kinh doanh, thu được những khoản lợi nhuận nhất định. Điều đó có nghĩa là năng lực tài chính của NHTM được đảm bảo. Nhân tố này

tác động rất lớn đến năng lực hoạt động của một NHTM.

1.3.2.2. Cơ chế giám sát

Một ngân hàng được xem là có năng lực hoạt động nếu ngân hàng có một hệ

thống các quy trình kiểm tra, kiểm soát đầy đủ, rõ ràng để đảm bảo rằng ngân hàng có thể đối phó được với các rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Không những thế các cơ

chế giám sát này cịn khuyến khích ngân hàng phát triển bền vững, gia tăng giá trị doanh nghiệp. Cơ chế này thể hiện rõ nét thông qua các nguyên tắc giám sát của hiệp

ước Basel II:

 Ngân hàng thương mại phải có một quy trình đánh giá mức độ an tồn vốn

tương ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng và một chiến lược để duy trì mức vốn đó.

Quy trình quản lý rủi ro phù hợp là nền tảng cho việc đánh giá một cách hiệu quả mức

độ an toàn vốn của ngân hàng.

 Ban điều hành ngân hàng thương mại có trách nhiệm hiểu được bản chất, mức

rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt và mối liên hệ giữa các rủi ro đó với mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Hội đồng quản trị có trách nhiệm xác nhận mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, xây dựng khung cơ sở để đánh giá các loại rủi ro, phương pháp kiểm sốt phù hợp với các chính sách nội bộ.

 Hội đồng quản trị nên áp dụng chính sách kiểm soát nội bộ chặt chẽ và phổ biến

có hiệu quả trong tồn bộ hệ thống ngân hàng. Muốn làm được điều này HĐQT và Ban

điều hành cần đánh giá hợp lý về vốn, đánh giá toàn diện các loại rủi ro cũng như công

1.3.2.3. Tuân thủ nguyên tắc thị trường

Nguyên tắc thị trường khuyến khích các ngân hàng cơng bố những thơng tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ của vốn, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Như vậy, các NHTM cần có một chính sách cơng bố thông tin do Hội đồng

quản trị thông qua, đưa ra cách tiếp cận của mình trong việc quyết định cơng bố thơng tin và kiểm sốt nội bộ đối với các q trình cơng bố thơng tin. Ngồi ra các NHTM cần đánh giá tính phù hợp của những thơng tin được cơng bố bao gồm tính trung thực,

đầy đủ của các BCTC, tần suất công bố thông tin.

Việc các ngân hàng công bố thông tin một cách trung thực và cơng khai về tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính thơng qua các báo cáo tài chính chính

là các ngân hàng đang tuân thủ nguyên tắc thị trường.

Tuân thủ nguyên tắc thị trường giúp nâng cao năng lực hoạt động của NHTM.

Bởi khi nguyên tắc thị trường được ngân hàng tuân thủ thì ngân hàng đã tuân thủ đúng quy định về đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh và phòng chống những rủi ro

có thể xảy ra. Nguyên tắc thị trường được tuân thủ cũng cho thấy cơ chế giám sát, điều hành của HĐQT và Ban điều hành ngân hàng là hiện hữu và có khả năng phịng ngừa rủi ro một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)