Để trở thành một ngân hàng vững mạnh, có quy mô lớn và hệ số an toàn đạt chuẩn quốc tế thì SCB cần có giải pháp trong việc bổ sung vốn tự có. Đây là điều kiện
để Ngân hàng TMCP Sài Gòn có thể củng cố và duy trì tỷ lệ an toàn vốn. Hơn thế nữa, khi có nguồn vốn tự có lớn SCB có thểđầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ, nhằm phát triển mạng lưới và tranh thủ bảo toàn thị phần trong cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần nhằm nâng cao năng lực tài chính trên thị trường.
Bổ sung vốn tự có từ nguồn lợi nhuận giữ lại là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng. Khi gia tăng vốn tự có từ nguồn lợi nhuận giữ lại thì SCB không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, SCB cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận giữ lại tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ
phiếu ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có
ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể
hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của Ban lãnh đạo ngân hàng. Với Ngân hàng TMCP Sài Gòn
điều này có thể đạt được thông qua việc tăng thu từ hoạt động dịch vụ, nâng cao chất lượng tài sản Có, tiết kiệm chi phí hoạt động.
Để vốn tự có phát huy được vai trò đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh và thể
hiện sức mạnh tài chính của Ngân hàng, bên cạnh việc bổ sung vốn tự có từ nguồn lợi nhuận giữ lại, thì SCB phải có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả như Ngân hàng TMCP Sài Gòn phải cho vay hoặc góp vốn vào các công ty, doanh nghiệp hoạt động tốt.