Xử lý, thu hồi nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng nhằm nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 68 - 70)

lượng tài sản

Để nâng cao chất lượng tài sản thì SCB phải quyết liệt trong công tác xử lý nợ

xấu, nợ quá hạn và tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng, an toàn. Muốn hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm 2013 là đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 5% và tỷ nợ

nợ xấu xuống dưới 3% tổng dư nợ thì Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn cần thực hiện những biện pháp sau:

-Tiếp tục đàm phán với khách hàng để đẩy nhanh công tác thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn.

- Đẩy mạnh thu hồi đối với những khoản nợ được xử lý bằng dự phòng nhằm tạo nguồn thu cho hoạt động kinh doanh và cải thiện tình hình tài chính.

-SCB cần tiếp tục đàm phán để bán nợ xấu, nợ quá hạn cho Công ty quản lý và khai thác tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Đến tháng 10 năm 2013, SCB đã bán khoảng hơn 1,300 tỷđồng nợ xấu cho VAMC. Việc SCB ký hợp đồng bán nợ xấu cho VAMC là động thái tích cực trong quá trình tái cơ cấu hoạt động ngân hàng sau hợp nhất, đồng thời hỗ trợ cho SCB nâng cao năng lực tài chính, kiện toàn bộ máy, hoàn thành các cam kết với cổ đông. Trong thời gian tới, Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn phải tiếp tục xem xét các khoản nợ để bán cho VAMC thì mới hoàn thành được mục tiêu đề ra trong năm 2013.

-Với những khoản nợ không có khả năng thu hồi thì Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn nên sử dụng dự phòng để xử lý nợ.

-SCB cần tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng, phát triển hoạt động cho vay

đối với lĩnh vực ưu tiên, tận dụng nguồn vốn ngoại tệ nhàn rỗi để cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.

-Giảm dần các khoản cho vay bất động sản và cho vay phi sản xuất theo đúng chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

-Triển khai và đưa vào vận hành dự án tin học hoá quy trình tín dụng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng đồng thời đảm bảo cho công tác quản trịđiều hành tín dụng được nhanh chóng và kịp thời.

-Hiện tại SCB hợp nhất đã thành lập Hội đồng ALCO nhưng mới đi vào hoạt

động. Vì vậy, trong thời gian tới, SCB cần nâng cao hiệu quả hoạt động của ALCO và Hội đồng tín dụng. Đây là giải pháp quan trọng cần thực hiện ngay để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tài sản nói riêng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

-SCB cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng đối tượng phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN để kết quả phân loại nợ phản ánh một cách chính xác chất lượng tín dụng của SCB. Ngân hàng TMCP Sài Gòn nên nghiên cứu áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền để trích lập dự phòng và đánh giá nợ, từ đó việc trích lập các khoản dự phòng của Ngân hàng hợp lý hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế.

-Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng thông qua việc giao kế hoạch kinh doanh của SCB dựa trên danh mục cho vay ngay từđầu năm. Như vậy, hoạt động quản lý tín dụng của SCB phải được thực hiện chi tiết đến từng ngành nghề kinh doanh, từng vùng, từng loại hình sản phẩm. SCB cần tuân thủ tuyệt đối quy trình thực hiện, cương quyết xử lý những biểu hiện vi phạm kỷ luật điều hành, cần tuân thủ cơ

cấu, giới hạn tín dụng đã giao; nâng cao chất lượng thông tin, báo cáo trong quản trị điều hành; lựa chọn các khách hàng loại A*, A, các dự án có chất lượng tốt, kiên quyết không tăng thêm dư nợ đối với các khách hàng xếp loại B trở xuống; tăng tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, đầu tư có chọn lọc vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro thấp, giảm tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)