Những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 62 - 64)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2015

3.1.1. Những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn mại cổ phần Sài Gòn

Kinh tế thế giới được dự báo là phục hồi chậm và vẫn tiếp tục khó khăn, các chính sách điều chỉnh của những nền kinh tế lớn vẫn chưa đem lại kết quả như mong

đợi; độ rủi ro và tính bất ổn còn cao. Ở trong nước, những yếu kém về cơ cấu kinh tế

và quá trình tái cấu trúc nền kinh tế mới ở giai đoạn khởi động và còn nhiều khó khăn; các thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư chủ yếu của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm; nguy cơ về những cú sốc từ bên ngoài đang tiềm ẩn, có thể tác

động xấu đến kinh tế nước ta.

Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát được Quốc hội, Chính phủ

tiếp tục đặt lên hàng đầu. Do đó, định hướng chung của Ngân hàng Nhà nước là điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tếở mức hợp lý; thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô; hoạt động của hệ thống TCTD an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cụ thể:

- Ngân hàng Nhà nước tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt giám sát tình hình thanh khoản và an toàn hoạt động của các TCTD.

- Ngân hàng Nhà nước không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích; tiếp tục cho phép các TCTD tự quyết định cho vay ngắn hạn bằng ngoại

tệ đối với nhu cầu vốn để thanh toán ra nước ngoài tiền hàng nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp không có nguồn thu ngoại tệ và cho vay trong nước thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ.

- Lãi suất điều hành ở mức hợp lý phù hợp với cân đối vĩ mô đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn hệ thống; điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường; giữổn định tỷ giá; tiếp tục cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đô la hóa nền kinh tế.

Nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình cơ cấu lại hệ

thống các TCTD là xử lý nợ xấu; sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng; xử lý các TCTD yếu kém và tái cấu trúc toàn diện các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trong

đó đặc biệt là triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa hệ

thống ngân hàng bằng các giải pháp chính như: thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam để xử lý tập trung nợ xấu; triển khai, sửa đổi bổ sung các quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng; xây dựng quy định mới về phân loại nợ, trích lập dự

phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn và mở rộng phạm vi tài sản có tiềm ẩn rủi ro tín dụng phải phân loại và trích lập dự phòng để phản ánh đầy đủ hơn thực trạng nợ xấu và hạn chế nợ xấu gia tăng.

 Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp nhằm xử lý hàng tồn kho; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để giúp ngân hàng đẩy nhanh xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tích cực xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp như đánh giá lại chất

lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu...

Ngân hàng Nhà nước tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng góp phần đảm bảo ổn định, an toàn và phát triển bền vững của toàn hệ thống TCTD thông qua việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra giám sát việc thực hiện các quy định cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro,... áp dụng dần dần mô hình đánh giá rủi ro, dự báo tài chính theo thông lệ quốc tế có điều chỉnh vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

Trong thời gian tới, khi hoạt động thị trường tiền tệ ổn định bền vững và điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét tháo gỡ dần các biện pháp hành chính đã áp dụng tạm thời trong điều kiện thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa thật sựổn định, nhằm tạo điều kiện cho các TCTD hoạt động hiệu quả, lành mạnh, phù hợp với cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn so với hiệp ước basel II (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)