Các nguồn lực của Tổng công ty Vận tải Hà Nội

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (16) (Trang 38)

2.1. Khái quát về Tổng công ty Vận tải Hà Nội

2.1.5. Các nguồn lực của Tổng công ty Vận tải Hà Nội

2.1.5.1. Cơ sở vật chất

- Về nhà cửa, đất đai : Tổng cơng ty có diện tích là: 53.874 𝑚2 xây dựng trên tổng số 257.479 𝑚2.

- Về phương tiện: Bao gồm 1.624 xe buýt hoạt động trên hơn 100 tuyến xe buýt và 458 xe khách hoạt động trên các tuyến liên tỉnh và kế cận. Cơ cấu đoàn phương tiện VTHKCC bằng xe buýt cụ thể như sau:

30

+ Xe buýt lớn (sức chứa trên 60 hành khách) có 547 xe (tỷ trọng 33,7%). + Bt trung bình (sức chứa 60 hành khách) có 886 xe (tỷ trọng 54,6%). + Buýt nhỏ (sức chứa 30 hành khách) có 191 xe (Tỷ trọng 11,7%).

+ Tỷ trọng tuổi xe dưới 5 năm là 61%; Từ 5 – 10 năm là 29%; trên 10 năm là 10%. + Tỷ trọng phương tiện có tiêu chuẩn khí thải Euro IV là 3%; Euro III là 73%; Euro II là 16%; Euro I là 8%.

2.1.5.2. Tài chính

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn Tổng công ty Vận tải Hà Nội

STT Tên doanh nghiệp

Vốn điều lệ (Đơn vị: Triệu đồng) Vốn chủ sở hữu (Đơn vị: Triệu đồng)

I Công ty mẹ - Tổng công ty Vận tải Hà Nội 850.000 910.000

II Công ty con

(100% vốn của công ty mẹ)

76.300 95.386

1 Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội 46.300 50.200

2 Công ty Quản lý bến xe 30.000 45.186

III Công ty con

(trên 50% vốn của công ty mẹ) 51.794 65.791

1 Công ty CP Xăng dầu chất đốt Hà Nội 21.000 30.203 2 Công ty CP Vận tải và DVHH Hà Nội 14.400 20.320

3 Công ty CP xe khách Hà Nội 16.394 15.196

( Nguồn: Tổng công ty Vận tải Hà Nội)

2.1.5.3. Lao động

- Tổng số lao động : 9.437 người - Lao động quản lý và gián tiếp : 1.703 người - Công nhân lái xe : 3.264 người - Nhân viên bán vé : 3.198 người - Lao động khác : 1.272 người

31

2.1.6. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Tổng công ty Vận tải Hà Nội xe buýt của Tổng công ty Vận tải Hà Nội

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội được Thành phố đánh giá là đơn vị chủ đạo trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt của Thủ đô và luôn là đơn vị đi đầu trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC nhằm góp phần giảm ách tắc, tai nạn giao thơng, góp phần xây dựng trật tự văn minh đô thị.

Những kết quả nổi bật trong hoạt động VTHKCC bằng xe buýt của Tổng Cơng ty được tóm tắt bằng các chỉ tiêu cơ bản như sau:

Bảng 2.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1 Lượt xe Triệu lượt 3,99 4,36 3,5 3,24 2,43 2 Km hành trình Triệu Km 92,41 107,25 88,26 84,85 65,71 3 Sản lượng hành khách Triệu HK 242 264 253,6 158,3 73,2 - Vé lượt Triệu HK 35,4 46 42,1 26,5 12,5 - Vé tháng 1 tuyến Triệu HK 18,6 14,4 15,4 11,2 5,9

- Vé tháng liên tuyến Triệu

HK 188 204 196,1 120,6 54,8 4 Doanh thu Tỷ đồng 457,02 523,9 496,19 488,49 152,35 - Vé lượt Tỷ đồng 283,2 342,46 317,77 314,12 95,73 - Vé tháng 1 tuyến Tỷ đồng 24,18 19,06 19,98 20,58 7,9 - Vé tháng liên tuyến Tỷ đồng 149,64 162,38 158,44 153,79 48,72

32

* Sản lượng hành khách vận chuyển:

Hình 2.2. Biểu đồ sản lượng hành khách qua các năm từ 2017 - 2021

Qua biểu đồ trên, ta thấy:

- Sản lượng hành khách vận chuyển năm 2018 của Tổng Công ty đạt 264 triệu lượt hành khách, tăng 9,1% so với thực hiện năm 2017, trong đó cả khách vé lượt, khách vé tháng 1 tuyến, khách vé tháng liên tuyến đều tăng trưởng mạnh so với năm 2017, ghi nhận sự tin tưởng quay trở lại sử dụng dịch vụ xe buýt của người dân.

- Sản lượng hành khách vận chuyển năm 2019 của Tổng Công ty đạt 254,3 triệu lượt hành khách, giảm 3,94% so với thực hiện năm 2018, trong đó cả khách vé lượt và khách vé tháng liên tuyến đều giảm.

- Sản lượng hành khách vận chuyển năm 2020 của Tổng Công ty đạt 158,3 triệu lượt khách, giảm 37,75% so với thực hiện năm 2019, trong đó cả khách vé lượt, khách vé tháng 1 tuyến và khách vé tháng liên tuyến đều giảm mạnh.

- Sản lượng hành khách vận chuyển năm 2021 của Tổng Công ty đạt 73,2 triệu lượt khách, giảm 53,76% so với thực hiện năm 2020, trong đó cả khách vé lượt, khách vé tháng 1 tuyến và khách vé tháng liên tuyến đều tụt sâu.

Nguyên nhân:

- Từ năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid 19 làm cho kết quả hoạt động VTHKCC

bằng xe buýt giảm mạnh qua các năm, đặc biệt năm 2021 giảm sâu:

+ Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, học sinh, sinh viên, các cơ quan chuyển qua hình thức học và làm việc online dẫn đến nhu cầu đi lại giảm.

+ Giai đoạn từ cuối tháng 07 đến đầu tháng 10 năm 2021: giãn cách TP. Hà Nội, xe buýt dừng hoạt động dẫn đến sản lượng năm 2021 giảm mạnh.

242 264 253.6 158.3 73.2 35.4 46 42.1 26.5 12.5 18.6 14.4 15.4 11.2 5.9 188 204 196.1 120.6 54.8 0 50 100 150 200 250 300 2017 2018 2019 2020 2021

(Đơn vị: Triệu hành khách/năm)

33

+ Mặc dù khi hoạt động trở lại, xe buýt vẫn đảm bảo giãn cách trê xe nhưng do tâm lý sợ đám đông nên người dân vẫn né tránh sử dụng dịch vụ VTHKCC.

- Ảnh hưởng của chính sách vé miễn phí cho nguời cao tuổi, hộ nghèo, người khuyết tật của Thành phố dẫn đến doanh thu giảm.

- Tình trạng ùn tắc giao thơng do thi cơng các cơng trình giao thơng của Thành phố dẫn đến các tuyến phải nắn chỉnh lộ trình tạm thời do đó làm tăng chuyến đi của hành khách, giảm hấp dẫn của xe buýt đối với hành khách.

- Sự cạnh tranh của các loại hình vận tải khác như các loại xe ơm, taxi công nghệ làm san sẻ hành khách đối với xe buýt.

- Thái độ phục vụ của CNLX, NVPV chưa tốt.

- Chất lượng phương tiện của một số tuyến buýt chưa tốt.

* Về lượt xe:

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện lượt xe qua các năm từ 2017 - 2021

Qua biểu đồ trên, ta thấy :

- Lượt xe vận chuyển năm 2018 đạt 4,36 triệu lượt, tăng 9,27% so với năm 2017, chứng tỏ nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân ngày càng cao, góp phần giải quyết một phần ùn tắc giao thông đô thị.

- Lượt xe vận chuyển năm 2019 là 3,5 triệu lượt, giảm 19,72% so với năm 2018. - Lượt xe vận chuyển năm 2020 là 3,24 triệu luợt, giảm 7,43% so với năm 2019. - Lượt xe vận chuyển năm 2021 là 2,43 triệu lượt, giảm 25% so với năm 2020.

Nguyên nhân:

- Do sản lượng hành khách có sự thay đổi, đặc biệt trong những năm Covid-19 nhu cầu đi lại của người dân giảm mạnh dẫn đến sản lượng hành khách giảm theo, vì vậy để tránh lãng phí về nguồn nhân lực và tiền bạc, Tổng Cơng ty đã có sự điều chỉnh về lượt xe trên các tuyến. 3.99 4.36 3.5 3.24 2.43 0 1 2 3 4 5 2017 2018 2019 2020 2021

34

- Năm 2020, bắt đầu dịch Covid-19, giãn cách toàn xã hội 1 tháng, xe buýt dừng hoạt động trong thời gian giãn cách dẫn đến lượt xe giảm.

- Năm 2021, dịch Covid – 19 bùng phát, học sinh, sinh viên, người đi làm chuyển sang hình thức học và làm việc online nên nhu cầu sử dụng VTHKCC bằng xe buýt giảm mạnh. Từ tháng 7 – tháng 10, xe buýt dừng hoạt động, sau thời gian này, người dân vẫn sợ tập trung đơng người nên có sự e ngại khi sử dụng xe buýt.

=> Dịch Covid – 19 ảnh hưởng rất lớn đến lượt vận chuyển xe buýt trong VTHKCC bằng xe buýt.

* Về doanh thu:

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện doanh thu qua các năm từ 2017 – 2021

Trong những năm vừa qua, doanh thu của Tổng Công ty biến động rõ rệt. Trong đó, giai đoạn 2017 – 2018 tăng 66,88 tỷ đồng tương ứng tăng 14,63%. Giai đoạn 2018 – 2019 giảm 27,71 tỷ đồng tương ứng giảm 5,29%. Giai đoạn 2019 – 2020 giảm 7,7 tỷ đồng, tương ứng giảm 1,55%. Giai đoạn 2020 – 2021 giảm 336,14 tỷ đồng, tương ứng giảm 68,81%.

Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên những năm gần đây doanh thu của hoạt động vận tải hành hách công cộng bằng xe buýt giảm mạnh. Tuy nhiên, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội hiện nay đang phát triển quy mô, mạng lưới tuyến phủ khắp 30 quận huyện của Thủ đô, với tình hình dịch ổn định, chắc chắn nhu cầu sử dụng dịch vụ xe buýt của người dân sẽ tăng lên, cùng với kế hoạch mở thêm nhiều tuyến mới, đưa thêm xe vào hoạt động, hiện đại hóa hệ thống bán vé, soát vé, dự báo doanh thu VTHKCC bằng xe buýt của Tổng Công ty sẽ tăng trở lại.

457.02 523.9 496.19 488.49 152.35 283.2 342.46 317.77 314.12 95.73 24.18 19.06 19.98 20.58 7.9 149.64 162.38 158.44 153.79 48.72 0 100 200 300 400 500 600 2017 2018 2019 2020 2021 (Đơn vị: Tỷ đồng/năm)

Tổng doanh thu Doanh thu vé lượt

35

2.2. Hiện trạng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt của Tổng Công ty 2.2.1. Hiện trạng mạng lưới tuyến 2.2.1. Hiện trạng mạng lưới tuyến

Tổng công ty Vận tải Hà Nội hiện quản lý, khai thác 106 tuyến buýt, chiếm tỷ trọng 82,1% tổng số tuyến buýt toàn Thành phố Hà Nội. Trong đó có 02 tuyến kinh doanh là tuyến City tour và tuyến 86; 10 tuyến đấu thầu (tính đến hết năm 2020); 94 tuyến đặt hàng (gồm cả tuyến nhánh).

Xem xét trên phạm vi toàn Thành phố, mạng lưới xe buýt hiện đã bao phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã tương ứng với 411/584 xã phường, đạt 70,4% độ bao phủ trên địa bàn Thành phố, kết nối cơ bản tới các khu đô thị, các cụm dân cư, bệnh viện, trường học và các cụm cơng nghiệp. Tính đến tháng 6 năm 2020, mạng lưới xe buýt của Hà Nội tiếp cận tới khoảng 98% bệnh viện, 100% các trường đại học, cao đẳng, 86% các khu công nghiệp, trên 90% khu đô thị. Với tổng chiều dài tuyến hơn 3.781 km.

Đến nay Thành phố đã mở rộng diện tích gấp hơn 3 lần và dân số hơn 2 lần. Nếu chỉ xem xét trong phạm vi 10 quận nội thành, Hà Nội có mạng lưới tuyến xe buýt đạt khoảng 5,2 km/km2, hệ số này là giảm gần 5 lần (1,1 km/km2) nếu xem xét trên toàn bộ địa giới Thành phố sau hợp nhất. Hay nói cách khác, mạng lưới xe buýt tại Hà Nội hiện đang mất cân bằng nghiêm trọng giữa nội và ngoại thành.

Đồng thời, kết cấu mạng lưới chưa mạch lạc chưa phân cấp hợp lý, một số đoạn tuyến tỉ lệ trùng tuyến còn khá cao. Trong mạng lưới cịn thiếu các loại hình tuyến bt gom, chuyển trong nội bộ mạng, cịn tồn tại loại hình một tuyến chính có nhiều tuyến nhánh. Hiện nay, xe buýt tập trung ở khu vực nội đơ nhưng chủ yếu các trục phố chính và khu vực phía Đơng Thành phố. Mạng lưới còn khá mỏng ở khu vực ngoại thành phía Tây Thành phố.

Sự mất cân đối về độ phủ của mạng lưới tuyến giữa khu vực nội thành và các huyện, thị xã ngoại thành phần nào hạn chế khả năng kết nối, tiếp cận của người dân với dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

2.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên tuyến

- Hệ thống điểm dừng, nhà chờ :

Tính đến năm 2021, Tổng Cơng ty có 4.496 điểm dừng xe buýt, trong đó có 370 điểm bố trí nhà chờ xe buýt phục vụ hành khách, chiếm tỷ trọng 9%, nhà chờ có lắp bảng LED thơng tin xe sắp tới điểm dừng hiện tại chỉ còn 5 nhà chờ đang hoạt động.

Như vậy, phần lớn các điểm dừng đỗ chưa có nhà chờ. Việc thiếu nhà chờ xe buýt ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng phục vụ hành khách, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nhiều mưa nắng và trên các tuyến có tần suất thấp khách phải chờ đợi lâu. Hầu hết các điểm nhà chờ được thiết kế nền cao, gây khó khăn cho người khuyết tật tiếp cận. Bản đồ tuyến tại các nhà chờ đã cũ, nhiều tuyến mới hay một số tuyến thay đổi lộ trình chưa được cập nhật.

36

Hình 2.5. Một số mẫu nhà chờ xe buýt tại Hà Nội

Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều điểm dừng, nhà chờ xe buýt tại Hà Nội nhếch nhác, hôi hám, xuống cấp nghiêm trọng. Các hạng mục xuống cấp hoen rỉ, tờ rơi quảng cáo rán nhem nhuốc, rác thải bủa vây bốc mùi hôi thối,

(Nhà chờ tại Chùa Láng) (Nhà chờ tại KTX - ĐH GTVT)

(Nhà chờ tại số 5 Huỳnh Thúc Kháng) (Nhà chờ tại Thái Hà)

Hình 2.6. Hình ảnh một số nhà chờ xuống cấp tại Hà Nội hiện nay

Tất cả các điểm dừng đỗ đều có biển báo, trong đó nội thành chiếm khoảng 75%, ngoại thành chiếm khoảng 25%. Các biển báo đều được tiêu chuẩn hóa về kích cỡ và nội dung thơng tin để phục vụ khách hàng. Trên toàn mạng lưới xe buýt của Hà Nội

37

khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng đỗ xe buýt là 782m, còn dài so với quãng đường đi bộ bình quân của người dân (khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ trong nội thành từ 400 m đến 800 m, ngoại thành từ 800 m đến 1200 m).

- Hệ thống điểm đầu cuối:

Tồn thành phố hiện có 96 điểm đầu cuối xe bt thì đến trên 60% điểm đầu cuối (59 điểm) hiện nay là các vị trí đỗ tạm lề đường, bãi đất trống khơng có quy hoạch và khơng đảm bảo tính ổn định, có nguy cơ phải di chuyển do thi cơng dự án hoặc mục đích khác. Hầu hết các điểm đầu cuối chưa được thiết kế quy chuẩn, đa số vẫn phải đỗ tạm lề đường, cơng suất và diện tích hạn chế, khơng có vị trí cố định dành cho từng tuyến và cơ sở vật chất phụ trợ. Có thể nói đây là bất cập lớn nhất về hạ tầng cho hoạt động VTHKCC xe buýt hiện nay.

- Điểm trung chuyển hành khách chính:

Hà Nội mới chỉ có 5 điểm trung chuyển hành khách lớn đó là điểm trung chuyển Cầu Giấy, Long Biên, Nhổn, Hoàng Quốc Việt và Trần Khánh Dư. Tại các điểm trung chuyển hiện nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục:

+ Mặc dù là khu vực tập trung rất đông các tuyến và hành khách chuyển tuyến nhưng diện tích cịn hạn chế làm cho xe buýt ra vào điểm trung chuyển chưa thuận tiện, hành khách thiếu chỗ đứng khi chờ xe buýt và không thể tăng công suất phục vụ trong tương lai.

Hình 2.7. Điểm trung chuyển Cầu Giấy

+ Thơng tin dịch vụ cho hành khách cịn thiếu, sơ sài, lạc hậu và bị chiếm dụng quảng cáo trái phép gây mất thẩm mỹ.

+ Những vấn đề khác như tình hình an ninh trật tự kém, hoạt động bán hàng rong tràn lan cũng cần được khắc phục sớm để hành khách cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ buýt, thu hút được nhiều người đi xe buýt hơn.

38

- Làn dành riêng cho xe buýt:

Làn đường dành riêng cho xe buýt là một biện pháp tổ chức giao thơng thích hợp để nâng cao cơng suất phục vụ của dịch vụ buýt. Tuy nhiên, hiện nay tại Hà Nội mới chỉ có 01 tuyến đường dành riêng cho tuyến buýt nhanh BRT.

Những phân tích trên cho ta thấy, chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt của Tổng Cơng ty theo tiêu chí tính thuận tiện trong tiếp cận các kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt (điểm dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối) là chưa tốt và tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, thời gian tới Tổng Công ty cần kiến nghị những giải pháp cụ thể tới Cơ quan quản lý Nhà nước để khắc phục.

2.2.3. Hiện trạng về phương tiện

- Cơ cấu phương tiện: Đồn phương tiện của Tổng Cơng ty tính hết năm 2021 có

1624 xe, trong đó có 1329 xe đang hoạt động vận hành trên tuyến. Cơ cấu đoàn phương tiện cụ thể như sau (chi tiết tại phụ lục):

+ Xe buýt lớn (sức chứa trên 60 hành khách): có 547 xe (tỷ trọng 33,7%). + Buýt trung bình (sức chứa 60 hành khách): có 886 xe (tỷ trọng 54,6%). + Buýt nhỏ (sức chứa 30 hành khách): có 191 xe (tỷ trọng 11,7%).

+ Tỷ trọng tuổi xe dưới 5 năm là 61%; từ 5 đến 10 năm là 29%; trên 10 năm là

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (16) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)