Định hướng mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (16) (Trang 66 - 69)

Trong bối cảnh tình hình giao thơng Thủ đơ đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân dẫn tới áp lực giao thông và ùn tắc giao thơng, VTHKCC bằng xe bt khẳng định vai trị quan trọng là “xương sống” trong mạng lưới giao thông đô thị, được xác định là hướng đi bền vững trong việc giải quyết các vấn đề giao thông đô thị hiện đại.

Chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt là một phạm trù nghiên cứu rất rộng và phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố với cách tiếp cận khác nhau. Vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt cần được xem xét dưới nhiều góc độ (theo cách tiếp cận của các bên liên quan) và tính hệ thống trong một chỉnh thể của hệ thống giao thông thành phố. Thực trạng về kết cấu hạ tầng, phương tiện vận tải, quản lý điều hành vận tải và kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt thông qua ý kiến phản hồi của hành khách cho thấy hạn chế lớn nhất của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt ở Thành phố Hà Nội nói riêng và các thành phố ở Việt Nam nói chung là tính nhanh chóng và đảm bảo sự tin cậy của dịch vụ. Trong đó, hiện trạng về kết cấu hạ tầng, phương tiện vận tải, quản lý điều hành vận tải và kiểm sốt giao thơng đơ thị là rào cản lớn nhất làm hạn chế năng lực vận chuyển và khả năng nâng cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu của hành khách.

Nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển bền vững VTHKCC của Thành phố Hà Nội, vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt của Thành phố Hà Nội cần được nghiên cứu dưới góc độ một hệ thống mục tiêu chất lượng liên quan đến hệ thống giao thơng đơ thị nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng.

58

- Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thơng và hồn thiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị: Vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý nhà nước và thực hiện theo quy hoạch phát triển thành phố. Mục tiêu nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị cần xem xét trong quan hệ giữa quy hoạch phát triển thành phố với nhu cầu hoạt động vận tải nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng. Thực tế hiện nay cho thấy, sự phát triển hạ tầng giao thông tại các đô thị ở Việt Nam vẫn chưa bắt kịp tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội và chưa đảm bảo tính đồng bộ giữa phát triển kết cấu hạ tầng với tổ chức điều hành vận tải. Do đó, mục tiêu quan trọng hàng đầu hiện nay đối với giao thơng đơ thị nói chung, VTHKCC bằng xe bt nói riêng là phải tiến hành đồng bộ giữa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch đô thị, quản lý nhà nước về hoạt động VTHKCC và đổi mới quản lý chất lượng của doanh nghiệp vận tải tham gia cung cấp dịch vụ cho người dân.

- Giải quyết triệt để ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường: Một nghịch lý xảy ra là mặc dù hệ thống các tuyến đường (bao gồm cả đường vào ra cửa ngõ, đường vành đai, đường xuyên tâm,…) liên tục được xây dựng thêm và mở rộng nhưng chỉ trong thời gian ngắn vấn đề ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường lại tái diễn theo chiều hướng phức tạp hơn. Cho nên, giải quyết triệt để vấn đề ùn tắc và ô nhiễm môi trường là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển bền vững cho VTHKCC nói chung, VTHKCC bằng xe buýt nói riêng, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải tổ chức tốt hoạt động vận tải thuộc phạm vi đảm nhiệm.

Đổi mới chính sách quản lý nhà nước về hoạt động VTHKCC: Cần có các chính sách quản lý nhà nước phù hợp tạo môi trường kinh doanh vận tải thuận lợi và hành lang pháp lý chặt chẽ để bảo vệ và giúp cho doanh nghiệp vận tải phát huy hết năng lực nhằm cung cấp dịch vụ mang tính cơng ích cao cho người dân thành phố.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý khai thác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu vận tải và nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với hệ thống dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. Mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp vận tải cần xây dựng mạng lưới tuyến hợp lý, đổi mới hệ thống quản lý doanh nghiệp theo định hướng hiện đại hóa hệ thống điều hành và kiểm sốt hoạt động của phương tiện. Nâng cao chất lượng phương tiện, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và an tồn mơi trường, phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng với chính sách đầu tư hợp lý đảm bảo sự đồng bộ giữa phương tiện với kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực chuyên chở.

Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách nhằm tạo nên môi trường cũng cấp dịch vụ văn minh, hiện đại và gia tăng sự hài lòng của hành khách đối với dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt: cần có cơ chế đầu tư bến bãi, bố trí các điểm dừng đỗ, mở rộng các điểm trung chuyển tuyến nhằm đảm bảo an toàn cho xe buýt dừng đỗ, ra vào đón trả khách thuận tiện và đảm bảo an ninh trật tự trên xe, trên tuyến cho hoạt động của xe buýt. Nâng

59

cao chất lượng và tuổi thọ phương tiện vận tải. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ và truyền thông thông tin cho hành khách thông qua website, đường dây nóng (hotline)….Đồng thời, ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ nhằm cung cấp và gia tăng tiện ích tốt nhất cho hành khách; nhằm ứng dụng vào quản lý điều hành đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ làm hài lòng cho hành khách và nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

* Định hướng mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.

Định hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội được thể hiện rõ nét tại đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt, cụ thể là:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển mạng lưới xe buýt của Thủ đô ngày càng hợp lý, hiệu quả, thân thiện môi trường và là một hợp phần của hệ thống VTHKCC đa phương thức trong tương lai.

- Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng tiện nghi, an toàn, nhanh chóng với chi phí hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

- Đảm bảo tính kết nối của VTHKCC bằng xe buýt với các loại hình vận tải hành khách khác và các đầu mối vận tải. Tái cơ cấu mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt theo hướng mở rộng phạm vi phục vụ, giảm hệ số trùng tuyến và phân loại chức năng phục vụ từng loại tuyến cụ thể.

- Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành, khai thác hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.

- Tăng sức thu hút và năng lực vận chuyển cho hệ thống VTHKCC bằng xe buýt nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; góp phần từng bước giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện từng bước có hiệu quả về nhiệm vụ phát triển VTHKCC bằng xe buýt đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đáp ứng từ 20% - 25% nhu cầu đi lại của nhân dân. Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại giai đoạn 2020 – 2025.

60

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (16) (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)