2.2.1. Hiện trạng mạng lưới tuyến
Tổng công ty Vận tải Hà Nội hiện quản lý, khai thác 106 tuyến buýt, chiếm tỷ trọng 82,1% tổng số tuyến buýt toàn Thành phố Hà Nội. Trong đó có 02 tuyến kinh doanh là tuyến City tour và tuyến 86; 10 tuyến đấu thầu (tính đến hết năm 2020); 94 tuyến đặt hàng (gồm cả tuyến nhánh).
Xem xét trên phạm vi toàn Thành phố, mạng lưới xe buýt hiện đã bao phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã tương ứng với 411/584 xã phường, đạt 70,4% độ bao phủ trên địa bàn Thành phố, kết nối cơ bản tới các khu đô thị, các cụm dân cư, bệnh viện, trường học và các cụm cơng nghiệp. Tính đến tháng 6 năm 2020, mạng lưới xe buýt của Hà Nội tiếp cận tới khoảng 98% bệnh viện, 100% các trường đại học, cao đẳng, 86% các khu công nghiệp, trên 90% khu đô thị. Với tổng chiều dài tuyến hơn 3.781 km.
Đến nay Thành phố đã mở rộng diện tích gấp hơn 3 lần và dân số hơn 2 lần. Nếu chỉ xem xét trong phạm vi 10 quận nội thành, Hà Nội có mạng lưới tuyến xe buýt đạt khoảng 5,2 km/km2, hệ số này là giảm gần 5 lần (1,1 km/km2) nếu xem xét trên toàn bộ địa giới Thành phố sau hợp nhất. Hay nói cách khác, mạng lưới xe buýt tại Hà Nội hiện đang mất cân bằng nghiêm trọng giữa nội và ngoại thành.
Đồng thời, kết cấu mạng lưới chưa mạch lạc chưa phân cấp hợp lý, một số đoạn tuyến tỉ lệ trùng tuyến còn khá cao. Trong mạng lưới còn thiếu các loại hình tuyến buýt gom, chuyển trong nội bộ mạng, cịn tồn tại loại hình một tuyến chính có nhiều tuyến nhánh. Hiện nay, xe buýt tập trung ở khu vực nội đơ nhưng chủ yếu các trục phố chính và khu vực phía Đơng Thành phố. Mạng lưới cịn khá mỏng ở khu vực ngoại thành phía Tây Thành phố.
Sự mất cân đối về độ phủ của mạng lưới tuyến giữa khu vực nội thành và các huyện, thị xã ngoại thành phần nào hạn chế khả năng kết nối, tiếp cận của người dân với dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
2.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên tuyến
- Hệ thống điểm dừng, nhà chờ :
Tính đến năm 2021, Tổng Cơng ty có 4.496 điểm dừng xe buýt, trong đó có 370 điểm bố trí nhà chờ xe buýt phục vụ hành khách, chiếm tỷ trọng 9%, nhà chờ có lắp bảng LED thơng tin xe sắp tới điểm dừng hiện tại chỉ còn 5 nhà chờ đang hoạt động.
Như vậy, phần lớn các điểm dừng đỗ chưa có nhà chờ. Việc thiếu nhà chờ xe buýt ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng phục vụ hành khách, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nhiều mưa nắng và trên các tuyến có tần suất thấp khách phải chờ đợi lâu. Hầu hết các điểm nhà chờ được thiết kế nền cao, gây khó khăn cho người khuyết tật tiếp cận. Bản đồ tuyến tại các nhà chờ đã cũ, nhiều tuyến mới hay một số tuyến thay đổi lộ trình chưa được cập nhật.
36
Hình 2.5. Một số mẫu nhà chờ xe buýt tại Hà Nội
Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều điểm dừng, nhà chờ xe buýt tại Hà Nội nhếch nhác, hôi hám, xuống cấp nghiêm trọng. Các hạng mục xuống cấp hoen rỉ, tờ rơi quảng cáo rán nhem nhuốc, rác thải bủa vây bốc mùi hôi thối,
(Nhà chờ tại Chùa Láng) (Nhà chờ tại KTX - ĐH GTVT)
(Nhà chờ tại số 5 Huỳnh Thúc Kháng) (Nhà chờ tại Thái Hà)
Hình 2.6. Hình ảnh một số nhà chờ xuống cấp tại Hà Nội hiện nay
Tất cả các điểm dừng đỗ đều có biển báo, trong đó nội thành chiếm khoảng 75%, ngoại thành chiếm khoảng 25%. Các biển báo đều được tiêu chuẩn hóa về kích cỡ và nội dung thơng tin để phục vụ khách hàng. Trên tồn mạng lưới xe buýt của Hà Nội
37
khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng đỗ xe buýt là 782m, cịn dài so với qng đường đi bộ bình quân của người dân (khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ trong nội thành từ 400 m đến 800 m, ngoại thành từ 800 m đến 1200 m).
- Hệ thống điểm đầu cuối:
Toàn thành phố hiện có 96 điểm đầu cuối xe bt thì đến trên 60% điểm đầu cuối (59 điểm) hiện nay là các vị trí đỗ tạm lề đường, bãi đất trống khơng có quy hoạch và khơng đảm bảo tính ổn định, có nguy cơ phải di chuyển do thi cơng dự án hoặc mục đích khác. Hầu hết các điểm đầu cuối chưa được thiết kế quy chuẩn, đa số vẫn phải đỗ tạm lề đường, cơng suất và diện tích hạn chế, khơng có vị trí cố định dành cho từng tuyến và cơ sở vật chất phụ trợ. Có thể nói đây là bất cập lớn nhất về hạ tầng cho hoạt động VTHKCC xe buýt hiện nay.
- Điểm trung chuyển hành khách chính:
Hà Nội mới chỉ có 5 điểm trung chuyển hành khách lớn đó là điểm trung chuyển Cầu Giấy, Long Biên, Nhổn, Hoàng Quốc Việt và Trần Khánh Dư. Tại các điểm trung chuyển hiện nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục:
+ Mặc dù là khu vực tập trung rất đông các tuyến và hành khách chuyển tuyến nhưng diện tích cịn hạn chế làm cho xe buýt ra vào điểm trung chuyển chưa thuận tiện, hành khách thiếu chỗ đứng khi chờ xe buýt và không thể tăng công suất phục vụ trong tương lai.
Hình 2.7. Điểm trung chuyển Cầu Giấy
+ Thơng tin dịch vụ cho hành khách cịn thiếu, sơ sài, lạc hậu và bị chiếm dụng quảng cáo trái phép gây mất thẩm mỹ.
+ Những vấn đề khác như tình hình an ninh trật tự kém, hoạt động bán hàng rong tràn lan cũng cần được khắc phục sớm để hành khách cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ buýt, thu hút được nhiều người đi xe buýt hơn.
38
- Làn dành riêng cho xe buýt:
Làn đường dành riêng cho xe buýt là một biện pháp tổ chức giao thơng thích hợp để nâng cao cơng suất phục vụ của dịch vụ buýt. Tuy nhiên, hiện nay tại Hà Nội mới chỉ có 01 tuyến đường dành riêng cho tuyến buýt nhanh BRT.
Những phân tích trên cho ta thấy, chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt của Tổng Cơng ty theo tiêu chí tính thuận tiện trong tiếp cận các kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt (điểm dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối) là chưa tốt và tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, thời gian tới Tổng Cơng ty cần kiến nghị những giải pháp cụ thể tới Cơ quan quản lý Nhà nước để khắc phục.
2.2.3. Hiện trạng về phương tiện
- Cơ cấu phương tiện: Đồn phương tiện của Tổng Cơng ty tính hết năm 2021 có
1624 xe, trong đó có 1329 xe đang hoạt động vận hành trên tuyến. Cơ cấu đoàn phương tiện cụ thể như sau (chi tiết tại phụ lục):
+ Xe buýt lớn (sức chứa trên 60 hành khách): có 547 xe (tỷ trọng 33,7%). + Bt trung bình (sức chứa 60 hành khách): có 886 xe (tỷ trọng 54,6%). + Buýt nhỏ (sức chứa 30 hành khách): có 191 xe (tỷ trọng 11,7%).
+ Tỷ trọng tuổi xe dưới 5 năm là 61%; từ 5 đến 10 năm là 29%; trên 10 năm là 10%.
+ Tỷ trọng phương tiện có tiêu chuẩn khí thải Euro IV là 3%; Euro III là 73%; Euro II là 16%; Euro I là 8%.
- Nhận diện phương tiện xe buýt: Triển khai đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ và
phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã xây dựng và hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu mới giúp hành khách dễ dàng nhận ra và ghi nhớ.
+ Về logo biểu trưng cho xe buýt Hà Nội: Hình ảnh chim bồ câu cách điệu (cánh chim đồng thời có hình ảnh của một bơng hoa) ơm lấy biểu tượng Khuê Văn Các.
+ Về thiết kế màu sắc cho xe buýt Hà Nội: Lựa chọn đa dạng màu phù hợp và mỗi loại hình tuyến buýt sẽ có màu đặc trưng riêng để giúp cơng tác quản lý cũng như nhân dân và hành khách dễ nhận biết. Có thể phân loại theo đặc trưng và vai trò của các tuyến: (1) Phân loại màu sắc theo tuyến trục chính, tuyến gom, sức chứa; (2) Phân loại màu sắc theo đặc trưng chuyến đi của hành khách: tuyến sân bay; tuyến phục vụ khách du lịch city tour; tuyến đưa đón CBCNV, khu cơng nghiệp; tuyến đưa đón học sinh.
+ Các gam màu chủ đạo: Tuyến bt trục chính, trung tâm nội đơ: Màu xanh nước biển; Tuyến gom qua các khu dân cư, khu đơ thị, đường vịng: Màu xanh lá cây; Tuyến từ trung tâm Hà Nội đi sân bay: Màu cam; Tuyến ra ngoại thành, dây cung, kế cận: Màu vàng – đỏ - trắng như hiện nay.
39
+ Đến nay hơn một nửa đoàn phương tiện của Tổng Công ty đã sử dụng màu sơn mới đặc trưng để phân biệt các loại hình tuyến khác nhau.
+ Đồng thời, tồn bộ phương tiện của Tổng Cơng ty đã trang bị đèn LED bên ngồi xe (vị trí đầu xe, sườn xe và sau xe), thể hiện số tuyến, điểm đầu cuối để hành khách có thể quan sát dễ dàng từ xa và đặc biệt khi trời tối.