3.1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch lao động
3.1.1. Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam và hiến lược phát triển của ngành vận
ngành vận tải
a, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam
Trong cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển liên quan đến tự động hóa, số hóa, nhu cầu về kỹ năng thay đổi nhanh chóng, một số nghề sẽ biến mất, một số khác xuất hiện và những ngành khác lại thay đổi. Nguồn nhân lực cũng phải được chuẩn bị sớm hơn, nhanh hơn, cập nhật hơn và theo cách tiếp cận thực tế hơn.
Trong bối cảnh mới, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tăng năng suất lao động quốc gia, Việt Nam cần giải quyết các vấn đề sau đây :
Tăng cường nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội ở tất cả các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp/người sử dụng lao động và người dân.
Phải nhất quán giữa chủ trương và hành động về phát triển con người, giữa ban hành chính sách và đảm bảo nguồn lực thực hiện. Coi đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển và phải đi trước một bước. Kế hoạch về nguồn nhân lực phải là cấu phần quan trọng trong mọi chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.
Cần có chiến lược căn cơ về xây dựng vốn con người Việt Nam bao gồm kiến thức, kỹ năng và sức khỏe, được tích lũy trong suốt cuộc đời, để người dân nhận ra tiềm năng của mình như là thành viên hữu ích của xã hội.
Xây dựng môi trường làm việc, trọng dụng nhân tài đồng bộ, tạo cơ hội cho người tài phát huy năng lực và thu hút nhân lực trình độ cao là người Việt đang làm việc ở nước ngoài, Việt kiều và chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, nhất là các trường đại học định hướng nghiên cứu. Nhà trường chủ động tiếp cận thị trường và tạo ra nhu cầu cho doanh nghiệp. Các trường đại học, cơ sở đào tạo được quyền sở hữu kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, xây dựng cơ chế phân chia lợi ích hợp lý với tác giả và các bên liên quan phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ và Khoa học Công nghệ.
Đồng thời, cần tăng cường kết nối đào tạo và sử dụng lao động. Tăng cường thông tin thị trường lao động. Mở rộng liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo, mở rộng môi trường và cơ hội thực hành và cơ hội việc làm cho học sinh/sinh viên.
b, Chiến lược phát triển của ngành vận tải
Theo kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực, trong thời gian tới cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ vận tải. Theo đó, sửa đổi một số quy định, bổ sung về dịch vụ vận tải tại Luật Thương mại, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động vận tải.
Hai là, ban hành các chính sách hỗ trợ thúc đẩy ngành Dịch vụ vận tải phát triển. Hỗ trợ DN dịch vụ vận tải, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển thị trường, đào tạo, tiếp cận thơng tin.
Ba là, hồn thiện kết cấu hạ tầng logistics, bằng việc tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành Dịch vụ vận tải.
Bốn là , nâng cao năng lực DN và chất lượng dịch vụ. Cần có cách thức hỗ trợ giúp các DN Việt Nam hiểu rõ và nhận thức đúng về quy trình cung cấp các dịch vụ vận tải, đặc biệt là trong q trình vận tải; Đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế.
quốc tế về vận tải. Tổ chức các đoàn nghiên cứu ra nước ngoài và mời các đoàn DN nước ngoài vào Việt Nam trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ vận tải.