Nội dung của kế hoạch lao động trong doanh nghiệp vận tải

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (8) (Trang 25 - 29)

1.3. Cơ sở lý luận về Kế hoạch lao động vận tải

1.3.4. Nội dung của kế hoạch lao động trong doanh nghiệp vận tải

Mục đích : Cơng tác tổ chức quản lý hoạt động SXKD doanh nghiệp nào cũng đều gắn liền với công tác tổ chức và quản lý lao động. Bởi vậy tổ chức quản lý lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến q trình SXKD chất lượng sản phẩm cũng như kết quả và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.

Làm tốt công tác lao động sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lực (Một loại nguồn lực quý hiếm và luôn bị hạn chế) qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Do đó, cơng tác lập kế hoạch lao động có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vân tải nói riêng.

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ nội dung kế hoạch lao động trong doanh nghiệp

Công tác định mức lao động trong doanh nghiệp vận tải

Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở của việc tổ chức lao động. Quy luật tiết kiệm thời gian có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức lao động, mặt khác một trong những nhiệm vụ quan trọng là tiết kiệm thời gian làm việc. Những hao phí lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm hay hồn thành cơng việc phù hợp với điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định đã được thể hiện trong các mức.

Hơn nữa, xét theo những phương hướng cụ thể thì định mức lao động có vai trị quan trọng. Bởi vì nhờ định mức lao động mà có thể áp dụng những biện pháp của tổ chức lao động khoa học. Việc lựa chọn và áp dụng trong thực tế những dự án của bất cứ phương hướng nào cũng không thể hiện được nếu không có các mức lao động tương ứng, phù hợp với những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.

Công tác tổ chức lao động và tổ chức lao động khoa học

Trong doanh nghiệp, tổ chức lao động là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của tổ chức sản xuất. Tổ chức lao động giữ vị trí quan trọng trong tổ chức sản xuất là do vai trị quan trọng của con người trong q trình sản xuất quyết định.

Theo cách 1: Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của người lao động tác động lên đối tượng lao động trong sự kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhằm đạt được mục đích của q trình đó.

KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG

Kế hoạch tăng NSLĐ Xác định nhu cầu kế hoạch lao động

Nhu cầu lao động các loại và cơ cấu lao động

Phương án sử dụng lao động

Cân đối lao động Kế hoạch tuyển dụng và

đào tạo nhân lực - Các biện pháp tăng NSLĐ

- NSLĐ của từng loại lao động

- NSLĐ bình quân

- Chỉ số tăng NSLĐ bình quân

Theo cách 2: Tổ chức lao động trong phạm vi một tập thể là hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của con người đạt năng suất lao động cao và sử dụng đầy đủ nhất tư liệu sản xuất.

Tổ chức lao động khoa học là việc tổ chức lao động dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đạt được, áp dụng chúng có hệ thống vào sản xuất. Cho phép kết hợp một cách tốt nhất giữa kỹ thuật và con người trong quá trình sản xuất. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất các dữ trữ về vật chất và lao động, không ngừng nâng cao năng suất lao động, đảm bảo và nâng cao khả năng làm việc của con người, làm cho họ hứng thú say mê làm việc.

Tổ chức lao động khoa học là một q trình sáng tạo khơng ngừng nó phải ln ln thích ứng với sự phát triển của kỹ thuật và cơng nghệ sản xuất. Có nghĩa là ta phải xem xét tổ chức lao động ở trạng thái động.

Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động a, Khái niệm tuyển dụng lao động

Tuyển dụng lao động là quá trình thu hút, đánh giá, lựa chọn ra những người lao động phù hợp với các vị trí, các cơng việc còn trống (còn thiếu) trong các doanh nghiệp.

b, Căn cứ điều chỉnh tuyển dụng lao động

Tuyển dụng lao động trước hết phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của từng bộ phận trong doanh nghiệp và đặc điểm của từng cơng việc, sau đó cần nhạy bén đối với tình hình thực tế của thị trường lao động, nghĩa là cần quan tâm đến động cơ, tâm lý của người lao động. Đồng thời phải xem xét kĩ lưỡng luật lao động và các văn bản hiện hành đối với công tác tuyển dụng lao động.

c, Mục đích của tuyển dụng lao động

Tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp vận tải ô tô nhằm tạo ra và cung ứng kịp thời số lao động đủ tiêu chuẩn cho các công việc tại các bộ phận trong doanh nghiệp. Do tính đặc thù của lao động trong ngành vận tải ô tô, nên cần tuyển dụng lao động đặc biệt là lái xe và thợ bảo dưỡng sửa chữa có trình độ tay nghề, có trình độ chun mơn sâu để đáp ứng yêu cầu về chất lượng công việc.

d, Các giai đoạn của tuyển dụng lao động

Tuyển dụng lao động gồm có 2 giai đoạn là tuyển mộ và tuyển chọn:

Tuyển mộ là việc thu hút các ứng viên đến tham gia tuyển dụng càng nhiều càng tốt. Tuyển chọn là việc tìm ra những người phù hợp với yêu cầu công việc

Thực tế, doanh nghiệp tuyển dụng được càng nhiều người thì khả năng tìm được những người lao động có trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với cơng việc càng nhiều. Do vậy, việc tuyển mộ lao động cũng địi hỏi doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp lao động đến tuyển mộ càng đông càng tốt, nhưng điều đó cũng làm cho tăng chi phí tuyển dụng của chính doanh nghiệp.

e, Các nguồn lao động cho công tác tuyển dụng lao động

Nguồn tuyển dụng lao động gồm có nguồn lao động bên trong doanh nghiệp và nguồn lao động bên ngoài doanh nghiệp:

Nguồn tuyển dụng bên trong doanh nghiệp thường được áp dụng đối với vị trí làm cao hơn mức khởi điểm, hay có thể nói đó là các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp như cấp quản lý hay cấp lãnh đạo.

Nguồn lao động bên ngoài doanh nghiệp: nguồn này được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, vô tuyến, mạng xã hội… để thể hiện nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cho công chúng biết. Một số nguồn lao động bên ngoài như:

Bạn bè của nhân viên: Các nhân viên đang làm trong doanh nghiệp thường biết rõ bạn bè của mình đang cần việc làm và họ có thể trở thành một người lao động tốt. Họ thường giới thiệu cho cơng ty những người có khả năng và có chất lượng.

Nhân viên cũ: Là những nhân viên từng làm việc cho doanh nghiệp nhưng vì một lý do nào đó mà phải chuyển nơi cơng tác, đến nay họ muốn trở lại làm việc trong doanh nghiệp.

Ứng viên tự nộp đơn xin việc là những người lao động đến văn phòng của doanh nghiệp tự nộp đơn xin việc được coi như các ứng viên tự nguyện bởi vì doanh nghiệp khơng đăng quảng cáo tìm người.

Nhân viên của doanh nghiệp khác: Tuyển mộ nhân viên từ nguồn này có nhiều ưu điểm như: nhân viên đã có sẵn tay nghề và doanh nghiệp khơng cần phải bỏ ra chi phí đào tạo, hoặc kinh phí đào tạo thấp và thời gian tập sự ngắn.

Các trường đại học, cao đẳng: Đây là một trong những nguồn ngày càng trở nên quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp bởi vì những người từ nguồn này là những sinh viên cịn trẻ do đó dễ đào tạo, có sức bật vươn lên và có nhiều sáng kiến. Ngồi ra, thơng qua các trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm, thông qua việc tuyển dụng trực tiếp tại các trường đào tạo nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp.

f, Quy trình tuyển dụng lao động

Tùy từng đặc điểm cơng việc đặt ra các yêu cầu khác nhau mà có các bước khác nhau trong quy trình tuyển dụng lao động, cơng tác tuyển dụng thường được giao cho phịng nhân sự đảm nhận.. Quy trình tuyển dụng lao động gồm các bước sau:

Nghiên cứu hồ sơ.

Tiếp xúc ban đầu, phỏng vấn sơ bộ. Làm các bài trắc nghiệm.

Phỏng vấn chuyên sâu. Kiểm tra sức khỏe.

Thử nghiệm nghề nghiệp.

Quyết định lựa chọn chính thức.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (8) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)