2.2.1. Căn cứ để xây dựng lao động.
Để giữ vững và nâng cao vị thế hiện tại, ban lãnh đạo công ty đã có những chiến lược điều hành quản trị vững chắc cũng như định hướng phát triển cho tương lai. Phấn đấu nâng cao năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh, phát huy thế mạnh của mình; hướng đến khách hàng bằng sự chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động, đa dạng trong sản phẩm dịch vụ và chu đáo nhiệt tình trong phong cách phục vụ.
b, Số lượng phương tiện của cả doanh nghiệp
Hiện tại Celtic Pacific sở hữu 30 phương tiện vận tải với nhiều mức tải trọng, nhãn hiệu, năm sản xuất. Trang thiết bị và máy móc được cơng ty thường xun kiểm tra, bảo dưỡng, bổ sung, thay thế để đảm bảo luôn trong trạng thái sẵn sàng khai thác, chất lượng đảm bảo. Bên cạnh sự đầu tư mua sắm trang thiết bị theo kế hoạch của Celtic Pacific cũng ký hợp đồng với nhiều đối tác lớn cung cấp dịch vụ cho thuê các phương tiện, trang thiết bị (xe nâng, xe tải...) theo mùa vụ hoặc cố định theo kỳ hạn hợp đồng thỏa thuận... Nhằm mục đích đảm bảo q trình phục vụ khai thác hàng hóa, cung cấp dịch vụ được thơng suốt, khơng bị gián đoạn, hướng đến một dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng tới khách hàng
2.2.2. Phương pháp xây dựng kế hoạch
Công ty áp dụng phương pháp định biên để xây dựng kế hoạch lao động. Phương pháp định biên: Là phương pháp phải sử dụng số liệu thống kê của các thời kỳ đã qua trong mối quan hệ giữa số lượng người lao động và các biến số khác của sản xuất như NSLĐ, tổng quỹ thời gian lao động bình quân một lao động. Phương pháp này cho ta kết quả bằng con số. Một số phương pháp định lượng thường đượng áp dụng trong công tác lập kế hoạch như: Phương pháp tính theo lượng lao động hao phí, phương pháp tính theo NSLĐ, phương pháp tính theo tiêu chuẩn định biên…
Xác định nhu cầu lao động lái
Áp dụng phương pháp định biên, số lượng lái xe được xác định theo công thức: Nlx = k ×Ac
Trong đó:
Nlk : Là số lao động lái xe
k : Là hệ số định biên (Hiện doanh nghiệp đang lấy hệ số định biên bằng 2) Ac : Là số lượng xe có của doanh nghiệp. (Hiện doanh nghiệp đang có 30 xe) Hiện doanh nghiệp đang khơng có lái xe dự trữ do thời điểm 2020, 2021 công suất hoạt động của xe không đạt 100% nên khơng có hệ số lái dự trữ là hợp lý trong giai đoạn dịch bệnh do sẽ tiết kiệm được chi phí nhân cơng.
Nhưng vào giai đoạn 2022 khi nền kinh tế phục hồi nhu cầu vận chuyển tăng cao việc khơng có lao động lái xe dự phòng là chưa hợp do sẽ có giai đoạn doanh nghiệp hoạt động đủ 100% cơng suất xe và lái. Khi đó nếu xảy ra phát sinh sẽ rất khó gọi các cộng tác viên lái xe ngay lập tức để giải quyết phát sinh đó, doanh nghiệp sẽ bị động trong việc xử lí phát sinh.
Nhu cầu thợ BDSC (NBDSC):
Tổng giờ công BDSC tại xưởng hiện nay theo kế hoạch là 31570 giờ. Quỹ thời gian làm việc của thợ BDSC 1 năm là 2755 giờ/năm.
Hệ số tăng NSLĐ của thợ BDSC là 20% một năm.
Việc xác định nhu cầu lao động BDSC của doanh nghiệp là hợp lý. Khi dựa vào kế hoạch BDSC phương tiện do xưởng đặt ra để tính giờ cơng BDSC trong năm. Đối với năng suất lao động tăng 20% doanh nghiệp đề ra là chưa hợp lí khi tuy mỗi năm doanh nghiệp đều có các khóa đào tạo nâng cao tay nghề nhưng hiện trạng tuyển mới thợ BDSC hàng năm sẽ làm năng suất lao động giảm và từ khi dịch bệnh diễn đến hiện tại doanh nghiệp không đầu tư thêm công nghệ và cơ sở vật chất nên việc để năng suất lao động tăng 20% mỗi năm là chưa hợp lí.
Lao động gián tiếp chiếm 20% so với tổng số lao động của doanh nghiệp Hiện nay lao động gián tiếp của doanh nghiệp đang được định mức 20% trên tổng số lao động của doanh nghiệp. Dựa vào cơng việc thực tế của từng phịng ban mà doanh nghiệp đưa ra tỉ lệ này nhằm khơng lãng phí trong q trình sử dụng lao động. Qua nhiều năm hoạt động tỷ lệ 20% lao động gián tiếp đạt hiệu quả khi các vị trí đều đảm nhận tốt cơng việc của mình và khơng có sự lãng phí lao động ở các vị trí.