Thực trạng về công tác đào tạo và chế độ chính sách

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (8) (Trang 52 - 55)

2.3. Phân tích về tình hình thực hiện kế hoạch lao động của công ty

2.3.5. Thực trạng về công tác đào tạo và chế độ chính sách

a, Quy trình đào tạo

Bước 1: Lập kế hoạch đào tạo:

Căn cứ vào kế hoạch năm và nhu cầu đào tạo, Phòng nhân sự lập kế hoạch đào tạo nội bộ. Trong đó nêu rõ cần tuyển những vị trí nào, số lượng bao nhiêu, nội dung đào tạo là gì?

Bước 2: Tổ chức đào tạo:

Doanh nghiệp chuẩn bị về cơ sở vật chất (tại công ty hoặc địa điểm thuộc công ty), giảng viên (là người có kinh nghiệm tại cơng ty hoặc Giảng viên thuê bên ngoài), cán bộ quản lý, cán bộ hỗ trợ và thực hiện kế hoạch đào tạo.Doanh nghiệp cử người giám sát, đánh giá về chương trình, chất lượng giảng dạy và tổ chức.

Bước 3: Đánh giá kết quả đào tạo:

- Ban Giám đốc đánh giá kết quả học tập, tổ chức thi để xét chứng chỉ. - Chấm điểm và gửi kết quả cho học viên.

Bước 4: Kết thúc đào tạo:

- Tổng hợp ý kiến, lập báo cáo đánh giá cụ thể trình Ban Giám đốc - Cấp chứng nhận cho học viên.

b, Nội dung chương trình đào tạo

- Nội dung đào tạo tập trung vào tuyên truyền phổ biến, cập nhật các kiến thức pháp luật mới như Luật Giao thông đường bộ, Luật Lao động...

- Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng làm hài lòng khách hàng. Ngồi ra, Doanh nghiệp cịn cử cán bộ đi học các lớp nâng cao ở bên ngoài và tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề sâu như đảm bảo ATGT trong tháng cao điểm về ATGT.

Bảng 2.19. Nội dung đào tạo lái xe giai đoạn 2019 - 2021 Cấp đào Cấp đào

tạo Nội dung Điều kiện đào tạo

Cấp 1

Bài 1: Giới thiệu tổng quan về công ty

Bài 2: Giới thiệu chung về hoạt động vận chuyển của công ty

Mới tuyển Bài 3: Quy trình tác nghiệp và các lỗi thường gặp khi tác

nghiệp

Bài 4: Kỹ năng lái xe Bài 5: Đạo đức nghề nghiệp

Cấp 2

Bài 1: Cập nhật kiến thức pháp luật về vận tải Bài 2: Kỹ năng lái xe nâng cao

Bài 3: Kỹ năng lái xe trong điều kiện giao thơng xấu Bài 4: Những phương pháp chuẩn đốn sự cố kỹ thuật đơn giản

Làm việc trên một năm

Cấp 3

Bài 1: Cập nhật kiến thức pháp luật về vận tải Bài 2: Xử lý sự cố kỹ thuật phương tiện Những sự cố thường gặp và cách khắc phục

Đã được đào tạo cấp 2, sau một năm được đào tạo cấp 3

Nhận xét

Nội dung đào tạo lái xe được phân chia theo 3 cấp độ phù hợp với từng cấp bậc lái xe dựa trên kinh nghiệm và tay nghề của lái xe. Nội dung ở bài đào tạo cấp 1 và cấp 2 phù hợp với trình độ cũng như kinh nghiệm của lái xe. Tuy nhiên nội dung đào tạo tại cấp 3 tương đối sơ sài chỉ có 2 bài và thời lượng cũng không nhiều chưa thể hiện được rõ mức độ quan trọng của cấp bậc cao nhất trong đào tạo.

Bảng 2.20. Nội dung đào tạo thợ BDSC giai đoạn 2019 - 2021 Cấp đào Cấp đào

tạo Nội dung Điều kiện đào tạo

Cấp 1

Bài 1: Giới thiệu tổng quan về công ty

Bài 2: Giới thiệu chung về hoạt động vận chuyển của cơng ty

Mới tuyển Bài 3: Quy trình tác nghiệp và các lỗi thường gặp khi tác

nghiệp đối với bảo dưỡng cấp 1 và sửa chữa nhỏ. Bài 4: Đạo đức nghề nghiệp

Cấp 2

Bài 1: Tìm hiểu đơn giá, các nhà cung cấp phụ tùng. Bài 2: Quy trình tác nghiệp và các lỗi thường gặp khi tác nghiệp đối với bảo dưỡng cấp 2 và sửa chữa lớn. Bài 3: Những phương pháp chuẩn đoán sự cố kỹ thuật, hướng dẫn lái xe khắc phục từ xa các lỗi đơn giản.

Làm việc trên 6 tháng

Bài 1: Định mức trong BDSC

Bài 2: Công tác xây dựng kế hoạch BDSC.

Đã được đào tạo cấp 2, sau một năm

Nhận xét: Nội dung đào tạo thợ BDSC được phân chia rõ theo 3 cấp bậc. Nội

dung các bài ở mỗi cấp bậc phù hợp với trình độ tay nghề cũng như kinh nghiệm của thợ. Tại cấp đào tạo 3 có tính kế thừa khi nội dung và mục đích đào tạo nhằm đào tạo nên cấp lao động quản lý và có thể đào lại các thợ mới sau này.

Bảng 2.21. Nội dung đào tạo lao động gián tiếp 2019 - 2021

Cấp đào tạo Nội dung Điều kiện đào tạo

Hội nhập

Bài 1: Giới thiệu tổng quan về công ty

Bài 2: Giới thiệu chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bài 3: Văn hóa doanh nghiệp.

Bài 4: Quy trình nghiệp vụ và các lỗi hay gặp phải khi làm việc.

Mới tuyển

Nhận xét:

Lao động gián tiếp đa số là các lao động đã có trình độ, kinh nghiệm làm ở vị trí tương tự tại các doanh nghiệp khác chính vì vậy nội dung đào tạo chủ yếu liên quan tới việc giúp nhân viên mới làm quen và thích nghi với mơi trường làm việc mới để có thể nhanh chóng bắt kịp được nhịp độ cơng việc. Tuy nhiên do lao động gián tiếp của doanh nghiệp khá ổn định trong các năm gần đây nên khơng có các lớp đào tạo lao động gián tiếp mới được tổ chức.

c, Chi phí đào tạo trong năm 2021

Với số lượng lao động tuyển dụng hạn chế trong năm 2021 là 5 lái xe và 1 thợ BDSC thì chi phí dành cho đào tạo lao động mới trong năm 2021 không cao mà phần lớn là đào tạo nhằm nâng cao trình độ của lao động cũ cụ thể chi phí được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 2.22. Chi phí đào tạo lao động năm 2021 Loại lao động Chỉ tiêu CPĐT Kế Loại lao động Chỉ tiêu CPĐT Kế

hoạch 2021

Chi phí đào tạo thực tế 2021 Tỉ lệ TH/KH (%) Lái xe Số khóa 8 5 62.5 Số buổi 32 18 56,2 Tổng chi phí 96.000.000 53.000.000 55,2 Thợ BDSC Số khóa 3 3 100 Số buổi 12 12 100 Tổng chi phí 35.000.000 31.000.000 88.5

Tổng chi phí đào tạo trong năm 2021

Nhận xét:

Do số lượng lao động tuyển dụng không đạt kế hoạch đề ra nên chi phí đào tạo trong năm 2021 không đạt mức kế hoạch đề ra, cụ thể tổng chi phí đào tạo theo kế hoạch là 131.000.000 thực tế thực hiện đạt 84.000.000 tương ứng 65.12%. Việc không đạt kế hoạch chủ yếu nằm ở đào tạo lao động lái xe mới do nhu cầu tuyển dụng 20 lái nhưng thực tế chỉ tuyển dụng 4 lái xe. Tuy nhiên việc tuyển dụng không đạt kế hoạch không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như đã nhận xét ở mục tình trạng tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Nên việc tổng chi phí đào tạo thực hiện nhỏ hơn kế hoạch không phải là hiện trạng xấu.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (8) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)