Sự ra đời và phát triển của Internet

Một phần của tài liệu Giáo trình Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế: Phần 2 (Trang 91 - 94)

và CáC CÔNG Cụ XúC TIếN THƯƠNG MạI KHáC

6.2.1. Sự ra đời và phát triển của Internet

Trong những năm gần đây, Internet nói chung và thương mại điện tử nói riêng đã phát triển mạnh mẽ, góp phần thay đổi và làm đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường, đặc biệt là trong điều kiện tồn cầu hóạ Mạng thơng tin tồn cầu ngày càng chứng minh được tính ưu việt của mình bằng việc cho phép tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại ở mọi lúc, mọi nơi một cách thuận tiện với một mức chi phí khá thấp. Thông qua mạng Internet, các hoạt động marketing trực tuyến được tiến hành trên phạm vi toàn cầụ Với lợi thế này, một công ty vừa và nhỏ cũng có khả năng tiếp cận thị trường quốc tế như các công ty đa quốc giạ

Internet là mạng thơng tin tồn cầu, hình thành từ những mạng máy tính nhỏ hơn, được kết nối với nhau thông qua hệ thống viễn thông và

cùng dựa trên một giao thức truyền thông tiêu chuẩn.*

Sự phát triển của Internet thực sự là một cuộc cách mạng trong công nghệ thơng tin nói chung và đối với những người làm cơng tác marketing nói riêng. Internet tác động mạnh mẽ tới cuộc sống hàng ngày của hầu

* Đó là giao thức TCP/IP, trong đó TCP (Transmission Control Protocol) chịu trách nhiệm đảm bảo việc truyền gửi chính xác dữ liệu từ máy người sử dụng đến máy chủ, cịn IP (Internet Protocol) có trách nhiệm gửi các gói dữ liệu từ nút mạng này sang nút mạng khác trên địa chỉ Internet.

hết mọi ngườị Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử, trị chuyện trực tuyến, cơng cụ truy tìm dữ liệu, các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, các dịch vụ về y tế, giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảọ Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.

Internet mang lại cơ sở hạ tầng giúp các công ty phổ biến các địa chỉ trên mạng của mình, hiển thị nội dung thơng tin để mọi người có thể truy cập. Internet bao gồm các thông tin đa phương tiện như số liệu, văn bản, đồ hoạ, phim ảnh… là một hình thức mạng với những chức năng và dịch vụ phong phú để kết nối thơng tin trên tồn thế giớị

Bắt đầu từ một dự án của Bộ Quốc phòng Mỹ từ những năm 1960, sau đó dần mở rộng phục vụ cho khoa học và các ngành nghiên cứu, đến nay ai cũng có thể kết nối được với Internet từ một máy tính có moderm. Sự bùng nổ của cơng nghệ thông tin và Internet vào những năm 90 của thế kỷ XX đã tạo bước phát triển nhảy vọt cho các hoạt động marketing trên Internet và cho thương mại điện tử.

Có rất nhiều yếu tố và khuynh hướng thúc đẩy sự chấp nhận Internet như một phương tiện truyền thông marketing của xã hộị Trước tiên phải kể đến tốc độ phát triển rất nhanh của Internet, nhanh hơn bất kỳ một phương tiện thông tin đại chúng nào trong lịch sử, cả về phạm vi bao phủ, phạm vi ứng dụng và chất lượng vận hành.

Giữa năm 1994, tồn thế giới mới có 3,2 triệu địa chỉ Internet (chủ yếu ở Hoa Kỳ), tới năm 1996 đã lên 12,9 triệu địa chỉ, với khoảng 7,5 triệu người sử dụng ở khắp các châu lục. Giữa năm 1998 đã có 36,7 triệu địa chỉ Internet với khoảng 100 triệu người sử dụng. Tính đến đầu năm 2009, số người dùng Internet tồn cầu đã vượt con số 1,6 tỷ, chiếm trên 24% dân số thế giớị Năm 2000 là năm bùng nổ về băng thông Internet, đánh dấu bởi sự kiện lần đầu tiên băng thông Internet vượt tổng băng thông điện thoạị Cuối năm 2000, tổng băng thông Internet là 300 Gbit/giây, tăng gấp 5 lần so với năm 1999. Số nước kết nối Internet hiện nay là 214, so với 165 vào năm 1996.

Việt Nam chính thức kết nối với mạng Internet toàn cầu từ tháng 10/1997 và tính tới tháng 6/2009 đạt được số thuê bao Internet trên toàn quốc là 6 triệu, quy đổi gần 19,5 triệu người dùng Internet, đạt tỉ lệ 23% dân số dùng Internet (theo Bộ Thông tin - Truyền thông). Hãng nghiên cứu Business Monitor International (Anh) dự đoán Việt Nam sẽ đạt 31,5 triệu người kết nối mạng vào năm 2011. Việt Nam hiện đứng thứ 6 ở châu Á về số người kết nối Internet và giữ ngôi vị á quân tại Đông Nam Á về lĩnh vực nàỵ Tính đến đầu năm 2009, Việt Nam có khoảng 38% DN có Website riêng và hơn 93% DN kết nối Internet để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Nhân tố thứ hai góp phần thúc đẩy mức tăng trưởng của hoạt động xúc tiến trên Internet là thời gian sử dụng Internet đang tăng lên đáng kể. Hiện nay, trung bình một người sử dụng Internet 5,4 giờ trong một tuần, 23% trong số đó sử dụng hơn 11 giờ một tuần và 83% trong số này truy cập mạng hàng ngàỵ Do sử dụng Internet nhiều như vậy, những người này dành ít thời gian hơn cho các phương tiện thông tin truyền thống khác. Nếu muốn tiếp cận nhóm khán giả mục tiêu (chẳng hạn những người ưa thích Internet thường là có thu nhập cao, có trình độ đại học trở lên và ở lứa tuổi dưới 40), thì thơng qua Internet sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn là so với truyền hình hay báo chí.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của Internet trong những năm 90 của thế kỷ XX đã bị trượt dốc nhanh chóng bởi sự đổ vỡ hàng loạt của các công ty dotcom vào năm 1999-2000. Thêm nữa, sự kiện khủng bố 11/09/2001 vào Trung tâm Thương mại của Mỹ tại NewYork và sự đình trệ kinh tế thế giới trong giai đoạn này cũng khiến cho sự phát triển của Internet bị giảm sút đáng kể. Sau 3 năm đình đốn, đến năm 2003, Internet phục hồi trở lại và tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình dưới góc độ là một kênh truyền thơng đa phương tiện và là môi trường kinh doanh hết sức năng động.

Đối với Việt Nam, trong điều kiện phát triển kinh tế đất nước và hội nhập nền kinh tế toàn cầu, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết khai thác và sử dụng thành thạo những kỹ thuật công nghệ mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, Internet và

thương mại điện tử trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và trong xúc tiến thương mại nói riêng.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã từng bước sử dụng Internet, hội nhập thương mại điện tử và thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cũng giống như một số doanh nghiệp tại các nước đang phát triển đang đứng trước một số khó khăn đáng kể như việc thiếu nguồn vốn, nguồn nhân lực, những cơ sở pháp lý cho việc triển khai TMĐT tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tồn tại những hạn chế trong hiểu biết bản chất, đặc điểm, lợi ích, ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp của người lãnh đạo, nhân viên cũng như thói quen mua hàng truyền thống (theo kiểu họp chợ) của người dân... cũng là một trong những cản trở lớn đối với quá trình hội nhập TMĐT ở các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế: Phần 2 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)