Vai trò của khắc phục lãng phí thời gian

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thời gian: Phần 2 (Trang 26 - 29)

(i) Cải tiến khả năng sử dụng thời gian của bản thân

Vai trò của khắc phục sự lãng phí thời gian chính là giúp tìm ra đƣợc các cách thức, biện pháp phù hợp với cá nhân, hoàn cảnh để cải tiến khả năng sử dụng thời gian của bản thân, từ đó giúp việc sử dụng thời gian đƣợc khoa học, hợp lý hơn, hiệu quả công việc cao hơn. Qua quá trình kiểm sốt năng lực sử dụng thời gian và kiểm soát cách thức sử dụng thời gian, chúng ta đã xác định đƣợc khả năng sử dụng thời gian của bản thân, phát hiện ra những bất cập trong sử dụng thời gian nhƣ là

sự trì hỗn trong cơng việc, họp hành, di chuyển không cần thiết... do những nguyên nhân nhƣ không lập kế hoạch làm việc, không xác định hoặc không bám sát mục tiêu và thứ tự ƣu tiên cơng việc, khơng biết nói khơng... Từ những ngun nhân đó, các giải pháp đƣợc thực hiện để điều chỉnh, cải tiến kế hoạch sử dụng thời gian, tổ chức triển khai sử dụng thời gian, giúp sử dụng thời gian có hiệu quả hơn.

(ii) Nâng cao hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống

Hiệu suất công việc và chất lƣợng cuộc sống đƣợc xác định bởi chất lƣợng thời gian của mỗi ngƣời. Số lƣợng thời gian của mọi ngƣời trong một ngày là nhƣ nhau, nhƣng ai cũng hồn tồn có thể sử dụng nó hiệu quả hơn. Khắc phục sự lãng phí thời gian chính là tổng hợp các biện pháp biến thời gian trở thành một giá trị sống thay vì chỉ là một khái niệm hay vịng lặp "hết ngày hơm nay lại sang ngày mai". Sử dụng thời gian khơng lãng phí khiến cho công việc đạt hiệu suất cao, đồng thời khiến cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Thời gian trở thành giá trị sống khi không bị tiêu hao vơ ích mà sử dụng hữu ích, với hệ quả là con ngƣời có nhiều thời gian hơn cho sức khỏe tốt; đƣợc sống bên cạnh những ngƣời thân yêu; cảm xúc tích cực vui vẻ, hài lòng; học tập để phát triển bản thân, nâng cao các kĩ năng... thay vì thời gian nhiều dành cho giƣờng bệnh; bận rộn đến mức rất lâu không gặp cha mẹ, con cái; cảm xúc tiêu cực cáu giận, bất an, lo lắng; khơng có thời gian học hỏi thậm chí cả thời gian để ăn, ngủ.

Tuy nhiên, con ngƣời thƣờng ý thức hơn về cách kiếm đƣợc và mất tiền. Ví dụ: Nếu bị rơi 100 USD xuống sàn, chắc rằng ngƣời đó sẽ quay lại ngay và nhặt nó lên. Nhƣng nếu để lãng phí 100 phút thì lại cho là việc bình thƣờng. Chính vì chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của thời gian, nhiều ngƣời đã hủy hoại thứ tài sản lớn nhất cuộc đời trong vô thức, khơng hề hay biết. Về tiền bạc, nếu có 100 USD nhƣng lại tiêu pha nhƣ thể có 10.000 USD thì chắc chắn sẽ sớm phá sản. Về mặt thời gian, nếu sử dụng thời gian lãng phí, áp dụng cách sống sai lệch thì sẽ rủi ro hơn rất nhiều, thứ bạn mất đi khơng chỉ là tiền mà chính là cả cuộc đời.

Nhóm nghiên cứu bao gồm HalHershfield, Cassie Mogilner và Uri Barnea tại Trƣờng Quản lý Anderson, trực thuộc Trƣờng Đại học California, bang Los Angeles (Mỹ) đã tiến hành một dự án nghiên cứu “Tiền hay thời gian quan trọng hơn ” Họ đã đƣa ra câu hỏi này với hơn 4.000 ngƣời Mỹ ở độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, gia đình khác nhau. Sau khi hoàn thành một bài báo đăng trên tạp chí Khoa học Tâm lý và Tính cách xã hội, họ đã phát hiện ra rằng, hầu hết mọi ngƣời đều coi trọng tiền bạc hơn thời gian, trải qua 5 cuộc điều tra, kết quả cho thấy 64% trong số 4.415 ngƣời đƣợc hỏi đều chọn tiền bạc, nhƣng thú vị là những ngƣời coi trọng thời gian lại hạnh phúc hơn. Không những vậy, kết quả này còn chỉ ra rằng, những ai chọn tiền bạc dƣờng nhƣ lại phải chịu sự kiểm sốt chặt chẽ về mặt tài chính và vì vậy, họ lại càng bất hạnh hơn. Còn đối với những ngƣời già, những ngƣời đã có gia đình hay các bậc cha mẹ thì thời gian ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn với họ.

Do đó, ý thức đƣợc sự lãng phí thời gian và nỗ lực đa chiều để khắc phục nó chính là cách để thời gian trở thành tài sản quan trọng nhất, cũng chính là biết cách làm thế nào để sống hạnh phúc hơn.

(iii) Chủ động tương lai, đón nhận cơ hội

Ngạn ngữ Nga có câu: "Ngày đi, tháng chạy, năm bay. Thời gian nƣớc chảy chẳng quay về đƣợc". Mỗi thời khắc thời gian qua đi là không bao giờ lấy lại đƣợc. Thời gian quý hơn tiền bạc rất nhiều. Có thời giờ thì dù ở hoàn cảnh nào, bạn cũng có thể kiếm ra đƣợc tiền bạc. Nhƣng dù giàu đến mức nào, bạn cũng không thể mua lấy đƣợc một phút.

Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng... chủ động thƣờng xuyên kiểm soát và kiểm soát cách thức sử dụng thời gian để phát hiện kịp thời những sai lệnh hay sự lãng phí thời gian và nguyên nhân để khắc phục sẽ giúp cho mỗi thời khắc trơi qua vơ ích đƣợc hạn chế. Biện pháp khắc phục lãng phí thời gian sẽ giúp mỗi ngƣời có thể hành động ngay bằng cách này hay cách khác để đạt đƣợc mục tiêu thay vì trì hỗn thời gian. Vì mọi hành động dù là lớn hay nhỏ đƣợc thực hiện sớm thì giá trị cho tƣơng lai

hứa hẹn hơn. Cơ hội không dễ dàng đến với bất kỳ ai, cơ hội đến có thể làm cho con ngƣời gặt hái nhiều thành công hay làm giàu từ đó. Nếu khơng dùng thời gian để chuẩn bị các điều kiện đón nhận cơ hội thì nó có thể vuột khỏi tầm tay, khó có thể lặp lại.

Tuổi trẻ cũng nhƣ thời gian chính là từng mảng ký ức qua mãi mãi không lấy lại đƣợc. Khi cịn trẻ, khi mỗi ngƣời có nhiều sức khoẻ và hồi bão cần chú trọng tránh những sai lầm để lãng phí thời gian, cần học hỏi nhiều hơn, lên kế hoạch cho những trải nghiệm cuộc sống và những hoạch định tƣơng lai. Và để thực hiện những kế hoạch có ích đó, khơng nên ngần ngại “đi vay” những giải pháp gia tăng giá trị thời gian để có một nền tảng vững chãi, làm chủ bản thân và từng bƣớc leo lên những nấc thang thời gian cuộc đời đặt ra.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thời gian: Phần 2 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)