Vai trò của cân bằng công việc và cuộc sống

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thời gian: Phần 2 (Trang 104 - 108)

- Thống nhất về theo dõi và kiểm soát kết quả khi hồn thành cơng việc (thơng tin, báo cáo, chỉ số, chỉ tiêu kiểm soát, phương pháp kiểm soát, kết quả kiểm soát

CÂN BẰNG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG

6.1.2. Vai trò của cân bằng công việc và cuộc sống

6.1.2.1. Giảm trạng thái căng thẳng

Sự mất cân bằng phản ánh tình trạng xung đột giữa công việc và cuộc sống, xảy ra khi con ngƣời khơng thể chu tồn trách nhiệm của bản thân dù là trong công việc hay ngồi cơng việc, hoặc khi những trách nhiệm này trở nên quá tải, lấn át hay chồng chéo lẫn nhau. Tình trạng này gây ảnh hƣởng tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần của con ngƣời, để rồi theo thời gian, con ngƣời trở nên yếu ớt và dễ mắc phải những bệnh tật về mặt thể chất.

Theo báo cáo quốc gia của Tổ chức nghiên cứu về Sự nghiệp và Gia đình (Canada) vào năm 2002, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đƣợc định nghĩa là một tình trạng tích cực mà ở đó, con ngƣời có thể sắp xếp và quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để hoàn thành tốt nhiều trách nhiệm của bản thân trong cơng việc, trong gia đình và trong cộng đồng của mình. Theo các nhà khoa học, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải là một “nhiệm vụ bất khả thi” nhƣ nhiều ngƣời lầm tƣởng, mà nó là một mục tiêu mà hồn tồn có thể đạt đƣợc. Mỗi ngƣời lại có một quan điểm và định mức khác nhau về việc thế nào là cân bằng và cân bằng bao nhiêu là đủ. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống giúp con ngƣời đảm bảo và hài hòa đƣợc các nhu cầu của bản thân về mặt sức khỏe, tinh thần, tình cảm, gia đình cùng các mối quan hệ ngoài xã hội và bảo vệ bản thân khỏi các tác động tiêu cực từ stress và những biến cố không mong muốn.

Thống kê cho thấy hơn 1/4 dân số Hoa Kỳ thừa nhận mình bị “căng thẳng thần kinh tột độ” trong vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Khảo sát mỗi năm ở Anh đều cho ra kết quả rằng cứ 10 ngƣời đi làm thì có 3 ngƣời trở thành nạn nhân của các chứng bệnh hoặc

bất ổn về mặt tâm lý và tinh thần vì áp lực cơng việc, 13% dân số Anh làm việc hơn 49 giờ một tuần; trong khi đó, một cơng trình nghiên cứu vào năm 2008 của Kleppa và các cộng sự cùng nhiều nghiên cứu tƣơng tự khác đã khẳng định rằng những ngƣời làm việc hơn 49 giờ/tuần có nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn lo âu, căng thẳng thần kinh và trầm cảm nhiều hơn ngƣời bình thƣờng.

Cụ thể, khảo sát của Quỹ tài trợ các dự án bảo vệ sức khỏe tinh thần của Anh cho kết quả nhƣ sau: Tỉ lệ 1/3 số ngƣời đƣợc khảo sát cảm thấy bất mãn vì việc theo đuổi sự nghiệp khiến họ phải hy sinh quá nhiều điều ý nghĩa khác trong cuộc sống của mình. Hơn 40% số ngƣời đi làm đƣợc khảo sát thừa nhận rằng áp lực công việc khiến họ trở nên hờ hững hoặc bỏ mặc nhiều khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống và điều này về lâu dài có thể gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của họ. Trong số những ngƣời đang làm việc hơn 40 giờ/tuần, hơn 27% trả lời rằng họ bị trầm cảm vì công việc, 34% kể rằng họ luôn cảm thấy bất an về cuộc sống mất cân bằng mà mình đang phải chịu đựng và 58% nói rằng họ căm ghét tình trạng hiện tại của bản thân. Ngƣời nào làm việc càng nhiều giờ, ngƣời đó càng tiêu tốn nhiều thời gian ngồi cơng việc chỉ để lo nghĩ về nó, khiến họ hầu nhƣ khơng cịn thời gian cho cuộc sống cá nhân. Số giờ làm việc càng tăng, con ngƣời càng cảm thấy bất hạnh và thất vọng về cuộc sống. Số phụ nữ thừa nhận tình trạng căng thẳng do mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhiều hơn nam giới (42% so với 29%), nhiều khả năng do xung đột giữa sự nghiệp và áp lực từ thiên chức làm mẹ và trách nhiệm chăm sóc con cái. Gần 2/3 số ngƣời đƣợc khảo sát khẳng định rằng họ đã từng ít nhất một lần hứng chịu hậu quả rõ rệt từ sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những hậu quả này bao gồm việc thiếu thời gian cho các hoạt động phát triển bản thân, thƣờng xuyên mắc phải các chứng bệnh “lặt vặt” về thể chất lẫn tinh thần, các mối quan hệ xã hội nghèo nàn, cuộc sống gia đình nhàm chán hoặc thƣờng xuyên xảy ra mâu thuẫn.

Tình trạng căng thẳng thần kinh do áp lực từ công việc và cuộc sống khiến chúng ta mất tập trung, thƣờng xuyên cảm thấy âu lo, bất an,

cáu bẳn và dần dần hủy hoại các mối quan hệ của chúng ta. Nếu tình trạng này kéo dài, nó làm suy yếu hệ miễn dịch của con ngƣời, khiến chúng ta dễ mắc phải nhiều loại bệnh tật về mặt thể chất, từ các cơn đau đầu, đau lƣng cho đến bệnh tim và nhiều căn bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định rằng tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng gấp đơi nguy cơ trụy tim ở ngƣời. Vì vậy cân bằng làm giảm áp lực cuộc sống.

6.1.2.2. Tăng năng suất lao động

Nghiên cứu của Liên đoàn lao động Quốc gia Singapore (SNEF) chỉ ra rằng với mỗi 1 USD đầu tƣ vào chƣơng trình cân bằng cuộc sống công việc cho ngƣời lao động, các công ty sẽ thu lại đƣợc 1.68 USD.

Cộng đồng doanh nhân lớn nhất Việt Nam (Caravat.com) đã tổ chức khảo sát với 2.000 ngƣời lao động về sự cân bằng trong công việc và cuộc sống. Kết quả công bố tháng 8 năm 2010 cho thấy chỉ có 27% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết mình có đƣợc sự hài hịa giữa cơng việc và cuộc sống, 62% thấy mất cân bằng và 11% hoàn toàn mất cân bằng. Các doanh nghiệp chƣa coi trọng vấn đề bảo đảm cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên, rất ít doanh nghiệp xây dựng các chính sách để cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho ngƣời lao động. Trong số 2.000 ngƣời đƣợc hỏi thì chỉ có 34% trả lời là doanh nghiệp của họ có chính sách này, 32% trả lời là khơng có và 34% nói họ khơng biết. Áp lực công việc tại các doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Hệ quả là có nhiều ngƣời lao động bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, bị stress nặng do làm việc quá sức, năng suất lao động của doanh nghiệp giảm.

Theo một khảo sát của Regus, 75% ngƣời lao động đƣợc hỏi tại Trung Quốc cho biết mức độ căng thẳng trong công việc của họ đã tăng lên đáng kể trong năm vừa qua, qua đó làm tăng căng thẳng của ngƣời lao động và làm giảm năng suất.

Theo Báo cáo của Randstad, ngƣời lao động ở Hồng Kông hiện đang đứng đầu danh sách về khối lƣợng thời gian làm việc trung bình, với 77% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ luôn phải nghe điện thoại ngay trong kỳ nghỉ. Xếp ngay sau Hồng Kông trong danh sách này lần lƣợt là Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore, với khoảng 49% ngƣời lao động đƣợc hỏi cho biết họ cảm thấy bị trói buộc bởi những cơng việc văn phịng số, ngƣời lao động cảm thấy căng thẳng làm giảm năng suất lao động của bản thân.

Nhƣ vậy, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng áp lực công việc làm ngƣời lao động căng thẳng làm giảm năng suất lao động vì vậy các doanh nghiệp muốn tăng năng suất lao động cần phải quan tâm vấn đề cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân.

6.1.2.3. Cảm nhận được hạnh phúc

Hạnh phúc không phải là khi trở thành tỷ phú, hay khi là một diễn viên nổi tiếng đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Khơng phải chỉ có địa vị, tiền tài và danh vọng. Hạnh phúc đôi khi xuất hiện ở những điều giản dị đến bất ngờ, gần gũi và mộc mạc đến nỗi rất dễ chạm vào, nhƣng đôi khi con ngƣời lại chạy theo những thứ quá xa vời mà để tuột mất hạnh phúc của riêng mình và mãi mãi khơng lấy lại đƣợc.

Hạnh phúc khơng phải là khi có thật nhiều bạn. Hạnh phúc là khi ta chỉ có hai, ba ngƣời bạn, nhƣng là những ngƣời bạn thật sự sâu sắc tri kỷ với mình. Hạnh phúc là mỗi buổi sáng uể oải trên giƣờng, vƣơn vai thức dậy, để biết rằng mình có một mái ấm và cịn khoẻ mạnh để đón nhận những tia nắng sớm. Hạnh phúc là khi bắt đầu một ngày mới với những kế hoạch trong ngày, là không tiếc nuối ngày hôm qua và không lo lắng cho tƣơng lai ngày hôm sau, là khi sống hết mình cho ngày hơm nay. Hạnh phúc là khi nhìn trẻ con cƣời. Hạnh phúc là khi những ngƣời thân yêu trong gia đình ta đang vui vẻ, mãn nguyện.

Cảm nhận hạnh phúc tùy vào quan điểm của mỗi ngƣời, có quan niệm hạnh phúc rất đơn giản là dành thời gian cho gia đình và cảm nhận những giá trị cuộc sống mang lại chính là hạnh phúc, có ngƣời quan niệm

phải có nhiều tiền, tài sản mới là hạnh phúc, có quan điểm cho rằng hạnh phúc phải là sự thành công và thăng tiến trong công việc.

Cảm nhận hạnh phúc ở đây đƣợc hiểu là cảm giác biết thế nào là “đủ”, ngƣời biết đủ trong mọi hoàn cảnh cuộc sống đều thấy thỏa mãn với những gì mình đang có và ln cân bằng cơng việc và cuộc sống của bản thân. Cảm nhận về hạnh phúc của mỗi ngƣời là khác nhau, cảm nhận đó cũng mang đặc trƣng của từng nền văn hóa quốc gia. Ở nhiều quốc gia, thậm chí đƣa vào chƣơng trình giáo dục đào tạo mơn học có tên là "Khoa học hạnh phúc".

Hộp 6.1: Công thức giúp ngƣời Bắc Âu hạnh phúc

Kể từ khi Liên Hợp Quốc công bố Báo cáo Hạnh phúc thế giới, các quốc gia Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland, liên tục xuất hiện ở đầu danh sách. Bí quyết quan trọng nhất là các quốc gia này ưu tiên sự cân bằng và coi đó là "cơng thức của hạnh phúc". Jeff Sachs, đồng sáng lập Báo cáo Hạnh phúc Thế giới - Giáo sư tại Đại học Columbia, cho hay "Đó khơng phải là những xã hội đang nhắm đến việc dồn tất cả nỗ lực và thời gian để trở thành triệu phú, họ tìm kiếm sự cân bằng tốt trong cuộc sống và kết quả vơ cùng tích cực". Cách người dân ở các nước Bắc Âu cân bằng giữa cuộc sống và công việc là:

Không làm việc thêm giờ: Người Đan Mạch làm việc 37 giờ trong 5 ngày/tuần.

Trong khi đó, theo Cục Thống kê Lao động, người Mỹ trung bình làm việc 44 giờ/tuần, hoặc 8,8 giờ/ngày. Kay Xander Mellish, một nhà tư vấn kinh doanh người Đan Mạch cho hay: Trong khi người Mỹ coi làm việc thêm giờ là cách thể hiện sự vinh dự và để thăng tiến, thì người Đan Mạch coi đó là điểm yếu (cho thấy bạn khơng thể hồn thành công việc trong thời gian được giao). Để làm việc hiệu quả nhất, người Đan Mạch thường không bị phân tâm khi làm việc. Họ coi thời gian rảnh rỗi là thứ quan trọng nhất mà họ có, vì vậy rất hiếm khi họ đi chơi với đồng nghiệp sau giờ làm việc. Theo Bộ Ngoại giao Đan Mạch, hầu hết người dân nước này dừng làm việc vào khoảng 4 giờ chiều. Các công ty ở Bắc Âu sắp xếp công việc linh hoạt. Ví dụ, Saara Alhopuro, một nhà ngoại giao ở Helsinki, Phần Lan cho biết bà chỉ đến văn phòng 3 lần/tuần. Bà được phép làm việc từ xa 1 ngày/tuần và sau đó dành thời gian rảnh để làm việc theo sở thích của mình như chụp ảnh nấm. Tại Phần Lan, nhân viên có quyền thay đổi ngày làm việc sớm hơn hoặc trễ hơn 3 giờ so với yêu cầu thông thường của chủ lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thời gian: Phần 2 (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)