Trách nhiệm của cơ quan điều tra cùng cấp Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong giải quyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 29 - 33)

cấp Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

a. Trách nhiệm của cơ quan điều tra cùng cấp Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Cơ quan điều tra hình sự đợc tổ chức trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. CQĐT trong Cơng an nhân dân có cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh và cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện; cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Cơng an gồm có Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Cơng an gồm có các phịng điều tra, phịng nghiệp vụ và Văn phòng cơ quan An ninh điều tra. Nh vậy, CQĐT trong Công an nhân dân cùng cấp với VKSND tối cao là các cơ quan Cảnh sát điều tra và cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Cơng an có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT

cấp tỉnh nhng xét thấy cần trực tiếp điều tra (khoản 4 Điều 110 BLTTHS 2003 và khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004). Cơ quan An ninh điều tra Bộ Cơng an có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh nhng xét thấy cần trực tiếp điều tra (khoản 3, Điều 12 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004).

Cơ quan điều tra Bộ Cơng an có quyền điều tra các hành vi phạm tội gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là trên mời lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Những tội phạm phức tạp, liên quan đến những cơ quan, bộ, ban ngành Trung ơng, những tội phạm hoạt động có tổ chức, kết cấu chặt chẽ phạm vi trong nớc, hoặc liên quan đến nớc ngoài; hành vi tội phạm diễn ra địa bàn rộng, nhiều tỉnh, khu vực hoặc nhiều quốc gia, khi chủ thể của tội phạm là những ngời có chức vụ, uy tín cao trong bộ máy nhà nớc, tổ chức chính trị, tơn giáo hoặc xét thấy việc điều tra của CQĐT của Công an cấp tỉnh không đảm bảo các yêu cầu về nội dung, thời hạn cũng nh yếu tố khách quan khác. CQĐT Bộ Cơng an có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT Công an cấp tỉnh. CQĐT Bộ Công an thực hiện trách nhiệm của mình trong giải quyết TG, TBVTP thơng qua những nhiệm vụ cụ thể nh của CQĐT nói chung.

Trớc đây, CQĐT của VKS đợc tổ chức ở hai cấp, Cục Điều tra VKSND tối cao và Phòng điều tra VKS cấp tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay khơng cịn Phịng điều tra VKSND cấp tỉnh. Cơ quan điều tra VKSND tối cao (Cục Điều tra) là CQĐT chuyên trách, duy nhất có thẩm quyền điều tra tội xâm phạm hoạt động t pháp mà ngời phạm tội là cán bộ của các cơ quan t pháp, quy định tại Chơng 22 BLHS, chủ thể tội phạm là cán bộ của các cơ quan t pháp (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán,…) và tội phạm đó phải thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân. CQĐT VKSND tối cao có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP xâm phạm hoạt động t pháp thuộc thẩm quyền.

b. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động t pháp thông qua các hoạt động kiểm sát cụ thể, trong đó kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT đợc xác định là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành Kiểm sát. Hoạt động kiểm sát việc giải quyết TB, TGVTP của CQĐT ở mỗi cấp kiểm sát đợc tổ chức bởi những bộ phận, đơn vị làm cơng tác THQCT & KSĐT các vụ án hình sự. ở VKSND tối cao, nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP do các Vụ THQCT & KSĐT án hình sự thực hiện, đợc tiến hành thơng qua việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của VKS nói chung theo Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra các vụ án hình sự và đồng thời theo thẩm quyền điều tra của CQĐT Bộ Công an và VKSND tối cao.

Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án về an ninh quốc gia (Vụ 2) THQCT & KSĐT án an ninh quốc gia, quy

định tại các Chơng XI, XXIV BLHS, về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hịa bình, chống lồi ngời và tội phạm chiến tranh, do cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an điều tra, nh tội phản bội tổ quốc, tội gián điệp,…; Vụ 2 có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an.

Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án về tham nhũng (Vụ 1B) THQCT & KSĐT án về tham nhũng, đợc quy

định tại mục A, Chơng XX BLHS, do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng của Bộ Công an điều tra, nh các tội tham ơ, nhận hối lộ,...; Vụ 1B có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP về tham nhũng của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, Bộ Công an.

Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án về kinh tế, chức vụ (Vụ 1) THQCT & KSĐT án về kinh tế chức vụ,

đợc quy định tại Chơng XIV, XVI, XVII và mục B Chơng XXI BLHS quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, nh: Tội buôn lậu, Tội lập quỹ trái phép,..., các tội xâm phạm về môi trờng; Vụ 1 có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP về kinh tế, chức vụ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ, Bộ Công an.

Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án về trật tự xã hội (Vụ 1A) THQCT & KSĐT các vụ án về trật tự xã hội,

đợc quy định tại Chơng XII, XIII, XV, XIX và XX BLHS, về các tội xâm phạm trật tự xã hội thuộc thẩm quyền điều tra của

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, nh: tội giết ngời, cớp tài sản. Theo Quyết định số 04/QĐ-VKSTC-C6 ngày 14/01/2008 của Viện trởng VKSND tối cao thì Vụ 1A có nhiệm vụ kiểm sát hoạt động điều tra của CQĐT, VKSND tối cao, bất kể điều tra tội phạm thuộc Chơng nào của BLHS, nh: tội bức cung, nhục hình,... Nh vậy, Vụ 1A có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP về trật tự xã hội của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Bộ Công an và việc giải quyết TG, TBVTP xâm phạm hoạt động t pháp của Cục Điều tra VKSND tối cao.

Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án về ma túy (Vụ 1C), THQCT & KSĐT án về ma túy, đợc quy định tại

Chơng XVIII BLHS, do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an điều tra, nh: tội mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy,... Vụ 1C có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP về ma túy của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w