Thụ lý, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, tình tiết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 44 - 46)

liên quan đến sự kiện pháp lý và quyết định xử lý của cơ quan điều tra cùng cấp ban hành

Đây là giai đoạn đầu, có ý nghĩa quan trọng khi tiến hành ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp. Trong giai đoạn này, trớc hết Kiểm sát viên phải tiếp nhận, xem xét các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ giải quyết TB, TGVTP của CQĐT đợc thu thập, lập theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự, đảm bảo tính hợp pháp của việc giải quyết. Các tài liệu, chứng cứ đợc lập, thu thập phải đúng quy định của pháp luật để làm cơ sở cho VKSND tối cao xác định chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do đối tợng gây ra có dấu hiệu của tội phạm hay không. Nếu các tài liệu, chứng cứ đợc thu thập, lập khơng đầy đủ, tồn diện sẽ dẫn đến việc xem xét, đánh giá của VKSND tối cao gặp khó khăn, có thể dẫn đến quyết định ADPL sai lầm. Để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, tính khách quan tồn diện trong việc giải quyết TB, TGVTP, thì VKSND tối cao phải kiểm sát chặt chẽ từ khi CQĐT tiếp nhận, thụ lý đến khi quyết định giải quyết TG, TBVTP đều phải đảm bảo các yêu cầu của pháp luật.

Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đợc thu thập hợp pháp trong hồ sơ, Kiểm sát viên các đơn vị THQCT & KSĐT án hình sự VKSND tối cao phải xem xét từng tài liệu, vận dụng các phơng pháp nghiên cứu, nh: phân tích, tổng hợp, so sánh,… để rút ra những đánh giá khách quan, chính xác, có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý về sự kiện pháp lý đợc phản ánh trong hồ sơ giải quyết TG, TBVTP; đối chiếu các tài liệu, chứng cứ với các quy định cụ thể của BLHS 2003, những văn bản hớng dẫn thực hiện BLHS để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện và sự cần thiết phải xử lý hành vi bằng biện pháp hình sự hay khơng. Xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phải trên cơ sở quá trình thực hiện hành vi, khách thể đối tợng nhằm vào, hậu quả trên thực tế, hậu quả có thể xảy ra của hành vi; xem xét về năng lực chịu trách nhiệm hình sự, tính có lỗi của ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội,… đã đảm bảo thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể hay cha. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các tài liệu trong hồ sơ vụ việc kiểm tra tính căn cứ, tính hợp pháp của các quyết định do CQĐT cùng cấp ban hành, giải quyết TG, TBVTP cụ thể. Q trình nghiên cứu hồ sơ, ngồi việc đảm bảo các yêu cầu về nội dung, quyết định của CQĐT, phải đảm bảo về hình thức tố tụng quy định, nh căn cứ, điều khoản áp dụng, thẩm quyền của ngời ký quyết định. Việc nghiên cứu hồ sơ giải quyết TG, TBVTP ban đầu của CQĐT là cơ sở hết sức quan trọng để xác định việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT cùng cấp đúng pháp luật

hay không đúng pháp luật. Khi đã xác định việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT cùng cấp có vi phạm pháp luật và cần thiết phải ADPL thì VKSND tối cao phải tiến hành lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng nhằm xác định rõ vi phạm của CQĐT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w