Tình hình tố giác, tin báo về tội phạm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 66 - 68)

Trong những năm qua, TG, TBVTP có xu hớng tăng, từ nhiều nguồn, với các thông tin về tội phạm rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhng tập trung chủ yếu là tố giác của công dân về tội phạm xâm phạm sở hữu, nh: tội trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… liên quan trực tiếp đến sở hữu tài sản của công dân. Trong 5 năm (2006-2010), ngành Công an đã tiếp nhận 207.504 TG, TBVTP [29]; Năm 2009, theo thống kê của 38/63 VKSND cấp tỉnh, VKS đã thụ lý kiểm sát việc giải quyết 62.700 TG, TBVTP [38]; Sáu tháng đầu năm 2011, VKS các cấp đã thụ lý kiểm sát việc giải quyết 39.396 TG, TBVTP [35]. TG, TBVTP tham nhũng, cũng nh kết quả khởi tố điều tra tội phạm về tham nhũng giảm dần, tuy nhiên, d luận xã hội cho rằng tội phạm tham nhũng cha có dấu hiệu giảm. Các TBVTP trên ph- ơng tiện thông tin đại chúng ngày càng đợc xã hội quan tâm, thực tiễn đã giúp CQĐT khám phá, khởi tố điều tra nhiều vụ án lớn. TG, TBVTP đến với CQĐT, VKS nhanh chóng, kịp thời hơn, thơng qua các hình thức khác nhau, nhất là qua hệ thống hòm th tố giác trên mạng internet.

TBVTP đã phản ánh kịp thời, đảm bảo tính trung thực, đầy đủ nội dung, thông tin cần thiết của TG, TBVTP. Theo số liệu của Bộ Cơng an thì trong 5 năm (2006-2010), ngành Công an đã tiếp nhận 207.504 TG, TBVTP; đã giải quyết 148.309 TG, TBVTP, trong đó có 76.920 TG, TBVTP có dấu hiệu tội phạm (52% số TG, TBVTP đã giải quyết) [29]. Năm 2009, theo thống kê của 38/63 VKSND cấp tỉnh đã thụ lý kiểm sát việc giải quyết 62.700 TG, TBVTP; CQĐT đã giải quyết 39.924 TG, TBVTP, trong đó khởi tố 34.014 TG, TBVTP (87% số TG, TBVTP đã giải quyết) [38]. Sáu tháng đầu năm 2011, VKS các cấp đã thụ lý kiểm sát việc giải quyết 39.396 TG, TBVTP; CQĐT đã giải quyết 27.822 tố giác, tin báo, trong đó, khởi tố vụ án đối với 18.796 TG, TBVTP (chiếm tỷ lệ 67,56% số TG, TBVTP đã giải quyết) [35].

Tuy nhiên, cịn nhiều TG, TBVTP phản ánh khơng đầy đủ thông tin cần thiết, phản ánh không đúng sự thật và bản chất vụ việc, khơng có dấu hiệu tội phạm nên gây ra lãng phí cho cơng tác phân loại, xác minh, giải quyết. Rất nhiều đơn khơng có nội dung TG, TBVTP nhng cơng dân vẫn chuyển đến CQĐT, VKS đề nghị giải quyết. Cụ thể, nh: theo số liệu của Bộ Cơng an thì trong 5 năm (2006-2010), ngành Công an đã đã giải quyết 148.309 TG, TBVTP, trong đó có 61.407 TG, TBVTP khơng có dấu hiệu tội phạm (41% số TG, TBVTP đã giải quyết); có 33.975 TG, TBVTP khơng đúng sự thật (21%) [29]. Năm 2009, theo thống kê của 38/63 VKSND cấp tỉnh đã thụ lý kiểm sát việc giải quyết 62.700 TG, TBVTP; CQĐT đã giải

quyết 39.924 TG, TBVTP, trong đó xử lý hành chính 4.118 TG, TBVTP (10%), chuyển cơ quan khác giải quyết 1.792 TG, TBVTP (3%) [38]. Sáu tháng đầu năm 2011, CQĐT đã giải quyết 27.822 TG, TBVTP, trong đó khơng khởi tố 3.629 TG, TBVTP (12% số TG, TBVTP đã giải quyết); xử lý khác 5.397 TG, TBVTP (19%) [35].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w