nhận, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Viện kiểm sát phải tổ chức lại bộ phận làm công tác tiếp nhận, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP, bố trí đủ
Kiểm sát viên có năng lực nghiệp vụ, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này, đồng thời phân công rõ trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị về công tác này. Các đơn vị THQCT&KSĐT án hình sự thuộc VKSND tối cao phải thành lập các bộ phận hoặc giao trách nhiệm, nhiệm vụ tiếp nhận TG, TBVTP cho đơn vị cụ thể làm công tác này; ngoài nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT cùng cấp, các đơn vị này phải nắm, quản lý đợc công tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVT của toàn ngành Kiểm sát; th- ờng xuyên tổng hợp những khó khăn, vớng mắc để kịp thời nghiên cứu, hớng dẫn VKS các cấp thực hiện. Nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo VKSND tối cao việc bố trí Kiểm sát viên để tiếp nhận, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT cùng cấp tại khu vực miền Trung, miền Nam, đảm bảo việc tiếp nhận kịp thời những TG, TBVTP gửi đến VKS, đồng thời tạo điều kiện ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT cùng cấp tại các khu vực này đợc kịp thời. Xây dựng, hoàn thiện Quy chế, quy trình về cơng tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP để thống nhất thực hiện trong toàn ngành Kiểm sát.
Xuất phát từ vai trị quan trọng của cơng tác tiếp nhận, quản lý, giải quyết TG, TBVTP trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nên việc đảm bảo hoạt động này tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh có ý nghĩa rất lớn, trách nhiệm đó thuộc VKS. Vì vậy, để cơng tác kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP đạt hiệu quả cao ngành Kiểm sát cần sớm nghiên
cứu thành lập hệ thống đơn vị chuyên trách đảm nhận công tác kiểm sát này; cụ thể, thành lập Vụ kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP ở VKSND tối cao, phòng kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP ở VKS cấp tỉnh, bộ phận ở VKS cấp huyện.