Khái niệm, đặc điểm và vai trò của áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 36 - 44)

dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của VKSND tối cao đối với Cơ quan điều tra cùng cấp

1.1.3.1. Khái niệm

Pháp luật có vai trị, giá trị xã hội mà khơng một cơng cụ, phơng tiện điều chỉnh xã hội nào có thể thay thế đợc. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi các quy định của pháp luật đợc các cơ quan Nhà nớc, các tổ chức và công dân thực hiện đầy đủ, nghiêm minh. Do đó, thực tiễn khơng chỉ cần đủ các văn bản pháp luật, mà điều quan trọng là pháp luật phải đợc thực hiện, những yêu cầu của pháp luật phải trở thành hiện thực.

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động của con ngời có tổ chức, có chủ ý bao hàm những hành vi hợp pháp, phù hợp với những quy định, yêu cầu của pháp luật, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Các quy định pháp luật rất phong phú nên cũng có nhiều hình thức thực hiện pháp luật. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện

pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định và khái quát hóa thành những hình thức thực hiện pháp luật là: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và ADPL.

áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc thù, do cơ quan, công chức Nhà nớc đợc trao quyền, tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; nhằm thực hiện các biện pháp cỡng chế khi có hành vi vi phạm pháp luật; khi Nhà nớc thấy cần phải tham gia can thiệp để thực hiện việc giám sát hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định hoặc khi phải giải quyết các tranh chấp về quyền chủ thể và các nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong những quan hệ pháp luật nhất định.

Nghiên cứu về ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP có ý nghĩa quan trọng, nhằm phát triển lý luận về ADPL nói chung và ADPL trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng. ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp là trờng hợp ADPL khi Nhà nớc thấy cần phải giám sát hoạt động của chủ thể khi giải quyết TG, TBVTP. Cơ sở phát sinh hoạt động ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKSND tối cao là các quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cục Điều tra VKSND tối cao và các hành vi của những ngời tiến hành tố tụng theo quy định của BLTTHS 2003. Các quyết định của CQĐT, hành vi của Điều tra viên trong giải quyết TG, TBVTP có thể đợc thực hiện đúng hoặc khơng đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, Nhà nớc thơng

qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS nhằm phát hiện những vi phạm, thiếu sót, kịp thời đề ra các yêu cầu, kiến nghị CQĐT khắc phục, sửa chữa, ban hành quyết định ADPL đảm bảo những quy định pháp luật trong công tác giải quyết TG, TBVTP đợc thực hiện nghiêm chỉnh, việc giải quyết các vụ án hình sự đúng quy định pháp luật.

Nội dung cơ bản của ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp là việc Kiểm sát viên VKSND tối cao tiến hành thụ lý, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, tình tiết liên quan đến thông tin tội phạm trong TG, TBVTP, quyết định giải quyết TG, TBVTP của CQĐT Bộ Công an. Nếu quyết định giải quyết TG, TBVTP của CQĐT Bộ Công an là trái pháp luật thì lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, có căn cứ để áp dụng và ban hành quyết định áp dụng pháp luật dới hình thức văn bản áp dụng pháp luật, nh quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khởi tố vụ án hình sự, yêu cầu điều tra. VKSND tối cao tiến hành kiểm sát việc CQĐT Bộ Công an thực hiện các quyết định ADPL nêu trên của mình.

áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực Nhà nớc của các cơ quan có thẩm quyền nhằm cá biệt hóa những vi phạm pháp luật vào từng trờng hợp cụ thể đối với những cá nhân, đơn vị, tổ chức cụ thể. ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nớc của

VKS nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật nói chung và các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự nói riêng đối với CQĐT trong giải quyết TG, TBVTP; quá trình ADPL này phải đợc tiến hành một cách chặt chẽ theo quy định của pháp luật tố tụng.

Từ nhận thức lý luận chung về ADPL, cũng nh q trình phân tích tìm hiểu các khái niệm về giải quyết, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp, có thể hiểu:

áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp là hoạt động thực hiện pháp luật của VKSND tối cao nhằm đảm bảo việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT Bộ Công an, VKSND tối cao đúng quy định của pháp luật. ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp phải tuân thủ đúng quy định về trình tự, thủ tục của BLTTHS.

1.1.3.2. Đặc điểm

áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TB, TGVTP của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp có những đặc điểm chung của ADPL: là hoạt động mang tính tổ chức, thực hiện quyền lực của Nhà nớc trong thực tiễn; là hoạt động ln mang tính cụ thể; quyết định ADPL phải thực hiện thơng qua trình tự, thủ tục nhất định; là hoạt động địi hỏi tính sáng tạo. Cụ thể:

Một là, ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP

của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp là hoạt động chỉ do một chủ thể nhất định: VKSND tối cao thực hiện.

Xuất phát từ những quy định của pháp luật: VKS là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp, thực hiện quyền lực Nhà nớc, trực tiếp thực hiện quyền t pháp góp phần bảo đảm cho pháp luật đợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo vệ pháp chế, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích của nhân dân, của Nhà nớc, của tập thể bảo đảm mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nớc, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân đều phải đợc phát hiện, xử lý theo pháp luật. Chỉ duy nhất VKS mới có chức năng này; chức năng này đợc thực hiện qua những nhiệm vụ cụ thể, trong đó nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP có vai trị rất quan trọng. Mỗi cấp kiểm sát thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT cùng cấp. Kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT Bộ Công an là hoạt động chỉ duy nhất do VKSND tối cao tiến hành. Điều 104, 106, 109 BLTTHS 2003 cũng chỉ quy định duy nhất VKS có quyền ra các quyết định ADPL trong hoạt động giải quyết TG, TBVTP của CQĐT. VKSND tối cao là chủ thể duy nhất có quyền ra các quyết định ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của CQĐT Bộ Cơng an.

Q trình kiểm sát, VKSND tối cao có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết do pháp luật quy định trong kiểm sát giải quyết TG, TBVTP nhằm đảm bảo việc tiếp nhận, thụ

lý, giải quyết TG, TBVTP của CQĐT cùng cấp đúng quy định của pháp luật, đảm bảo mọi tội phạm bị phát hiện, đều đợc khởi tố một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời.

Hai là, ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP

của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp phải tuân thủ chặt chẽ những quy định về trình tự, thủ tục của luật tố tụng hình sự.

áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP là hoạt động quan trọng, góp phần đảm bảo giải quyết TG, TBVTP đợc khách quan, triệt để, đúng quy định pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tội phạm, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm và không để xảy ra oan sai. Vì vậy, Điều 103 BLTTHS đã quy định việc kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP. BLTTHS 2003 cũng quy định chặt chẽ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiếp nhận, thời hạn giải quyết TG, TBVTP, khởi tố vụ án. Trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp thì việc tuân thủ chặt chẽ các quy định của BLTTHS 2003, các văn bản hớng dẫn đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động kiểm sát, là tiền đề cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật nội dung, luật hình sự.

Ba là, quyết định ADPL trong kiểm sát việc giải quyết

TG, TBVTP của VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp đợc pháp luật bảo đảm thi hành.

Việc tổ chức thực hiện quyết định ADPL đã ban hành là giai đoạn cuối của q trình ADPL, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi một quyết định ADPL sau khi ban hành nhng

khơng đợc thi hành trên thực tế thì cũng đồng nghĩa với việc vơ hiệu hóa pháp luật, vơ hiệu hóa cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật, gây tổn hại nghiêm trọng đến pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các quyết định ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS nói chung và VKSND tối cao đối với CQĐT cùng cấp đợc BLTTHS quy định chặt chẽ. Việc thực hiện các quyết định ADPL của VKS sẽ đảm bảo cho quá trình giải quyết TG, TBVTP đúng pháp luật; pháp luật đợc thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất; hạn chế, loại trừ những vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, cá nhân tham gia tố tụng (khoản 2 Điều 23 BLTTHS 2003). Các quyết định, kiến nghị, yêu cầu của VKS trong quá trình giải quyết TB, TGVTP của CQĐT, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh (Điều 6, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân).

1.1.3.3. Vai trò

áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS nói chung và VKSND tối cao nói riêng có vai trị rất quan trọng góp phần bảo vệ pháp chế, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ quyền, lợi ích, tài sản của Nhà nớc, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nớc, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân phải đợc xử lý theo pháp luật.

áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS nói chung, của VKSND tối cao nói riêng cịn có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tạo thói quen tuân thủ pháp luật. Thực tiễn cho thấy, các

quy phạm pháp luật nói chung, cũng nh các quy phạm pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP nói riêng đợc kiểm nghiệm, đánh giá chính xác, khách quan về tính hợp lý, tính có căn cứ qua thực tiễn ADPL. Chỉ qua hoạt động thực tiễn ADPL mới phát sinh những đòi hỏi thiết thực nhất về việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới những quy định pháp luật. Chỉ qua thực tiễn kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung, ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP nói riêng mới có thể làm phát sinh và phát hiện những vớng mắc, bất cập, những hạn chế, tồn tại của pháp luật, của tổ chức hoạt động,… để làm cơ sở cho việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật hình sự và việc tổ chức hoạt động hiệu quả công tác giải quyết, kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP.

Ngồi vai trị cơ bản của ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP của VKS là thực hiện mục tiêu bảo vệ nh đã nêu trên, ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP cịn có vai trị hớng các chủ thể của các quan hệ pháp luật về TG, TBVTP thực hiện những hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật: thực hiện đúng, đủ chức trách đợc giao khi tiến hành tố tụng; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của ngời tham gia tố tụng; ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm trong quá trình giải quyết TG, TBVTP của những ngời tiến hành tố tụng.

Một trong những vai trò nổi bật của ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP là thông qua ADPL trong kiểm sát việc giải quyết TG, TBVTP, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh, xu hớng vận động của tội phạm để đề xuất, kiến nghị với cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền xây dựng kế hoạch, chiến lợc đấu

tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của đất nớc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w