Công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra Bộ Công an

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 68 - 71)

phạm của cơ quan điều tra Bộ Công an

Bộ Cơng an có 5 Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm và

cơ quan An ninh điều tra; các đơn vị này đợc cấu thành từ các phịng chun mơn, nghiệp vụ. Mỗi đơn vị có thẩm quyền điều tra về loại tội phạm nhất định, do đó cũng có thẩm quyền giải quyết TG, TBVTP tơng ứng. Các Cục Cảnh sát điều tra của Bộ Cơng an có trụ sở làm việc tại Hà Nội và có bộ phận đại diện tại miền Nam (Tp. Hồ Chí Minh). Hiện nay, CQĐT Bộ Cơng an đều giao cho Văn phòng của CQĐT nhiệm vụ tiếp nhận, thu thập các TG, TBVTP gửi đến, thụ lý, tổ chức xem xét, phân loại TG, TBVTP, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị xem xét quyết định phân công cho các phòng nghiệp vụ, Điều tra viên giải quyết. Các CQĐT Bộ Công an quan hệ phối hợp với nhau, với các đơn vị khác theo quy định của Bộ Công an về công tác giải quyết đơn và quy định của BLTTHS để giải quyết TG, TBVTP.

Cơ quan điều tra bố trí cán bộ trực, có trách nhiệm tiếp nhận TG, TBVTP 24/24 giờ hàng ngày; vào sổ thụ lý TG, TBVTP. CQĐT phổ biến những số điện thoại của đơn vị, đặt các hòm th tiếp nhận tố giác về tội phạm của công dân ở những điểm thuận lợi, đặc biệt là lập hộp th điện tử để tiếp nhận tố giác về tội phạm để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tố giác về tội phạm. Sau khi tiếp nhận TG, TBVTP, Điều tra viên nghiên cứu nội dung, xác định mức độ xác thực của TG, TBVTP để phân loại, xử lý ban đầu. Nếu nội dung thông tin thuộc điều chỉnh của luật hành chính, dân sự,… thì chuyển đến cơ quan thẩm quyền giải quyết, thơng báo đến ngời TG, TBVTP. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì đề xuất giao TG, TBVTP đợc cho đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ giải quyết.

Sau khi đợc phân công giải quyết TG, TBVTP, Điều tra viên lập kế hoạch để tiến hành kiểm tra, xác minh các thông tin, thu thập tài liệu, chứng cứ, trng cầu giám định, những vấn đề liên quan đến TG, TBVTP nhằm làm rõ dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Quá trình này, CQĐT tập trung thu thập, kiểm tra những tài liệu phản ánh dấu hiệu cơ bản của tội phạm trên thực tế đã xảy ra hay khơng. Đối với những tin cần bí mật, lực lợng trinh sát dùng biện pháp bí mật để xác minh. CQĐT có thể kết hợp cả những biện pháp nghiệp vụ bí mật và cơng khai để xác minh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình xác minh, giải quyết TG, TBVTP đảm bảo quyền lợi hợp pháp, danh dự, tính mạng, sức khỏe của ngời tố giác.

Khi đã có đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để đánh giá, xác định dấu hiệu tội phạm trong TG, TBVTP, Điều tra viên đợc giao giải quyết báo cáo kết quả, đề xuất việc giải quyết TG, TBVTP để Thủ trởng CQĐT xem xét việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự,... Quyết định khởi tố vụ án hình sự là căn cứ pháp lý để tiến hành các hoạt động điều tra vụ án; Quyết định không khởi tố vụ án là kết luận TG, TBVTP khơng có dấu hiệu tội phạm.

Qua kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại TG, TBVTP của CQĐT Bộ Cơng an thấy vẫn cịn hạn chế, tồn tại, nh: nhiều đơn không phải TG, TBVTP nhng đơn vị vẫn thụ lý, xác minh; nhiều TG, TBVTP đợc thụ lý không đúng thẩm quyền. Nhiều TG, TBVTP gửi qua đờng bu điện hoặc phản ánh trực tiếp lãnh đạo Bộ, Tổng Cục và Cục sau đó đợc chỉ đạo trực tiếp đến đơn vị chức năng giải quyết TG, TBVTP không qua Văn phòng các CQĐT. Do đó, Văn phịng CQĐT khơng nắm đợc đầy đủ TG, TBVTP, gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lý, thống kê giải quyết TG, TBVTP.

Sau khi thụ lý, các TG, TBVTP đều đợc CQĐT Bộ Công an tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết, đảm bảo việc tuân thủ các quy định của BLTTHS. Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 5 năm (2006-2010), ngành Công an đã tiếp nhận 207.504 TG, TBVTP; đã xác minh, giải quyết 148.309 TG, TBVTP (chiếm 70% số TG, TBVTP tiếp nhận), xác định có 114.334 TG, TBVTP có sự kiện xảy ra, trong đó có 76.920 TG, TBVTP có dấu hiệu tội phạm, CQĐT đã quyết định

khởi tố 60.304 vụ án [29]. Qua giải quyết TG, TBVTP đã phát hiện khởi tố điều tra đợc nhiều vụ án lớn. Tuy nhiên, xuất phát từ việc tổ chức, hoạt động của công tác này; do số lợng TG, TBVTP lớn, tính phức tạp nên tiến độ giải quyết TG, TBVTP do CQĐT Bộ Công an thụ lý giải quyết trong thời gian qua cha cao, còn vi phạm thời hạn giải quyết. Mặc dù xác minh thấy nhiều TG, TBVTP khơng có dấu hiệu tội phạm nhng CQĐT không ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong 5 năm (2006- 2010), ngành Cơng an đã tiếp nhận 207.504 TG, TBVTP; đã xác minh, giải quyết 148.309 TG, TBVTP; xác định 61.407 TG, TBVTP khơng có dấu hiệu tội phạm, đã quyết định không khởi tố vụ án đối với 10.986 TG, TBVTP (chiếm 18% TG, TBVTP khơng có dấu hiệu tội phạm) [29]. Do CQĐT chỉ ra quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự 18% số TG, TBVTP khơng có dấu hiệu tội phạm nên đã gây những hạn chế nhất định cho VKS trong việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự để giải quyết những TG, TBVTP có dấu hiệu tội phạm rõ ràng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w