Michael E. Porter (1985) đưa ra mơ hình 5 áp lực cạnh tranh, tạo thành bối cảnh cạnh tranh trong một ngành kinh doanh:
Cường độ cạnh tranh gia tăng và mức thu lợi của ngành giảm, khi sức mạnh của khách hàng và nhà cung cấp cao, nguy cơ cao từ đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành và sản phẩm thay thế, và sự cạnh tranh hiện tại giữa các công ty. Năm tác lực cạnh tranh này lần lượt phụ thuộc vào các đặc trưng có tính cấu trúc khác của
ngành.
Hình 2.3: Mơ hình năm áp lực cạnh tranh
(Nguồn: Michael E. Porter, 1985.)
+ Khách hàng, được gọi là người mua, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong
mơi trường vi mơ, vì họ là người để đạt yêu cầu, mong muốn; họ là người lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, là người đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Yêu cầu của khách hàng đối với các doanh nghiệp
cung cấp sản phẩm, dịch vụ này ngày càng khắt khe và đa dạng hơn. Khách hàng tranh đua với ngành bằng cách ép giá giảm xuống, mặc cả để có chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn đồng thời còn làm cho các đối thủ chống lại nhau. Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
+ Nhà cung cấp, là người cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Với vai trò là người cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, quyền lực của nhà cung ứng được để hiện thông quan sức ép về giá nguyên vật liệu. Một số những đặc điểm sau của nhà cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc cạnh tranh trong ngành như:
Số lượng người cung ứng: thể hiện mức cung nguyên vật liệu và mức độ lựa chọn
nhà cung ứng của các doanh nghiệp cao hay thấp. Nhiều nhà cung ứng tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường nguyên vật liệu, nó có tác dụng làm giảm chi phí đầu vào cho các nhà sản xuất.
Tính độc quyền của nhà cung ứng: tạo ra cho họ những điều kiện để ép giá các nhà
sản xuất, gây ra những khó khăn trong việc cạnh tranh bằng giá cả.
+ Đối thủ cạnh tranh, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của mơi trường này. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Tính chất và cường độ của cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố:
Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc;
Tốc độ tăng trưởng của ngành;
Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao;
Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi;
Ngành có năng lực dư thừa;
Tính đa dạng của ngành;
Sự tham gia vào ngành cao;
+ Đối thủ tiềm ẩn, đối thủ tiềm ẩn là đối thủ có khả năng tham gia thị trường ngành
trong tương lai để hình thành đối thủ cạnh tranh mới, làm giảm thị phần, gia tăng áp lực cạnh tranh và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối thủ mới này có thể sẽ đem lại cho ngành các năng lực sản xuất mới, tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ mới… chính này điều này làm cho cạnh tranh diễn ra gay gắt, thúc ép các doanh nghiệp hiện có trong ngành phải trở nên năng động, sáng tạo hơn nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
+ Sản phẩm thay thế, sản phẩm thay thế là sản phẩm khác về tên gọi và thành phần
nhưng đem lại cho khách hàng tính năng và lợi ích sử dụng tương đương hoặc thậm chí là hơn cả sản phẩm của doanh nghiệp. Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú và cao cấp hơn và chính đó lại làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thay thế. Sản phẩm thay thế thường có sức cạnh tranh cao hơn được sản xuất trên những dây chuyền sản xuất tiên tiến hơn.