Thang đo sự đảm bảo trong công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động đối với tổ chức tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)

MÃ HĨA NỘI DUNG THANG ĐO

ĐB1 Cơng việc hiện tại phù hợp với năng lực và chuyên môn của anh/chị và

anh/chị cảm thấy tương lai vững chắc

ĐB2 Ngân hàng thường xuyên đào tạo và phát triển nghề nghiệp để đảm bảo công việc cho anh/chị

ĐB3 Ngân hàng cung cấp những cơ hội cho anh/chị trong việc phát triển nghề

nghiệp và thăng tiến

ĐB4 Chính sách và điều kiện thăng tiến của ngân hàng cụ thể, rõ ràng và công bằng với anh/chị

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính

1.3.3 Sự hài lòng với mức lương, thưởng (Pay Satisfaction)

Sự hài lịng với mức lương, thưởng có vai trị quan trọng với cả người lao động

cũng như với tổ chức. Theo Lawler (1971) sự hài lòng với mức lương, thưởng là sự hài lịng hay tương xứng giữa những gì người lao động cho rằng họ xứng đáng được nhận và số tiền lương thực tế họ sẽ nhận. Mức độ khơng hài lịng được cảm nhận khi người lao động cho rằng số tiền thực tế họ nhận được ít hơn số tiền họ nghĩ mình xứng đáng để được trả công (Lawler & Edward, 1971).

Sự hài lòng với mức lương, thưởng còn được hiểu là khoảng cách giữa mức độ người lao động cảm nhận họ đáng được nhận với mức độ mà họ được chi trả trong thực tế, là yếu tố công bằng trong phân phối thu nhập của tổ chức. Theo Miceli & Lane (1991), sự hài lòng với mức lương, thưởng được định nghĩa là mức độ cảm nhận về những tác động tích cực hay tiêu cực của khoản thù lao mà người lao động nhận được đối với cá nhân họ.

Có nhiều định nghĩa về sự hài lịng với mức lương, thưởng, tác giả sử dụng định nghĩa từ nghiên cứu của Abdullah và cộng sự (2012), sự hài lòng với mức lương, thưởng liên quan đến suy nghĩ của nhân viên về các khoản trong thu nhập (bao gồm tiền lương, các khoản tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác như chính sách phúc lợi…) mà nhân viên nhận được trong thời gian làm việc. Nhân viên cảm thấy được trả công xứng đáng cho những đóng góp của mình đối với tổ chức và sẵn sàng cống hiến cho tổ chức.

Sau khi tiến hành thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến CBNV và Ban lãnh đạo một số chi nhánh Vietinbank, tác giả đã tổng hợp ý kiến và hiệu chỉnh thang đo yếu tố sự hài lòng với mức lương, thưởng cho phù hợp với tình hình thực tế tại Vietinbank. Kết quả

nghiên cứu định tính (Phụ luc 1) thang đo sự hài lòng với mức lương, thưởng dựa trên

thang đo của Abdullah và cộng sự (2012) như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động đối với tổ chức tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)