Bảng đề xuất các báo cáo cần được tinh gọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động đối với tổ chức tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 89)

STT Số lượng các báo cáo cần tinh

gọn

Số lượng các báo cáo sau khi tinh gọn

1

Báo cáo cuối ngày hiện nay gồm 11 báo cáo phải in, lưu cùng chứng từ hàng ngày.

Giảm số lượng báo cáo cuối ngày còn 3 báo cáo phải in, lưu cùng chứng từ hàng ngày.

2

Các báo cáo khách hàng sử dụng các dịch vụ: người lao động phải theo dõi thủ công

Sử dụng công nghệ lấy tự động từ hệ

thống để giảm thiểu thời gian theo dõi thủ công

Nguồn: Tác giả đề xuất

Xây dựng các SLAs (cam kết chất lượng dịch vụ) để nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ tồn hệ thống thơng qua việc xây dựng các SLAs cho các mảng nghiệp vụ và thực hiện đo lường tự động hóa đối với các SLAs tại các chi nhánh khi thực hiện nghiệp vụ đảm bảo người lao động thực hiện đúng chất lượng cam kết.

Tính khả thi của giải pháp

Giải pháp có tính khả thi cao và chi phí khơng nhiều. Do hiện tại hội sở chính đã có đội ngũ cán bộ chuyên viên của các khối như: khối KHDN, khối KHCN, trung

tâm thanh toán, trung tâm chuyển tiền ngoại tệ, khối huy động và cân đối vốn, bộ phận cơng nghệ thơng tin….Do đó để giải pháp khả thi, Ban lãnh đạo Vietinbank chỉ đạo thành lập các hội đồng tinh gọn quy trình tại hội sở Vietinbank theo từng mảng nghiệp vụ, theo từng chuyên đề và đưa ra các quy định, biện pháp để người lao động tồn hệ thống tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, sửa đổi để rút gọn quy trình,

Việc xây dựng các quy trình làm việc nội bộ tại các chi nhánh có tính khả thi cao do lãnh đạo chi nhánh và CBNV thống nhất quy định trình tự thời gian thực hiện theo tình hình thực tế tại chi nhánh của mình để đảm bảo người lao động rút ngắn thời gian làm việc, không kéo dài thời gian làm việc hàng ngày.

3.2.3 Nhóm giải pháp liên quan “tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi”

Mục tiêu của giải pháp

Tiền lương, thưởng, chế độ phúc lợi được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn tạo nên sự gắn kết duy trì. Với nhu cầu cuộc sống và chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, yếu tố lương, thưởng là yếu tố quyết định để nhân viên gắn bó với tổ chức. Vì vậy cần có những đánh giá thiết thực, đưa ra mức cụ thể công sức lao động của từng vị trí để hồn thiện cơ chế chi trả lương theo vị trí cơng việc gắn với hiệu quả cơng việc đạt được.

Nội dung của giải pháp

Quy định lại cấu phần thu nhập của người lao động bao gồm: Lương vị trí cơng việc + phụ cấp + Lương hiệu quả + Thưởng thành tích, trong đó:

Lương vị trí cơng việc: Đảm bảo tiền lương ổn định hàng tháng, bộ phận tiền

lương Vietinbank cần có chính sách đảm bảo chi trả cố định tiền lương hàng tháng một mức cố định theo vị trí cơng việc khơng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của đơn vị và kết quả thực hiện công việc của người lao động. Cách chi trả lương hàng tháng: giữ nguyên bậc/mức, tiền lương hiện được xếp của người lao động như hiện tại. Trả lương theo vị trí công việc bằng 100% tiền lương được xếp hiện tại của người lao động (không phụ thuộc vào kết quả thực hiện KPIs của người lao động và kết quả

kinh doanh của đơn vị). Mục đích tạo sự ổn định thu nhập hàng tháng cho người lao động.

Phụ cấp: Quy định chung một mức phụ cấp đắt đỏ đối với mỗi vùng cho tất

cả người lao động như nhau.

Tăng mức phụ cấp độc hại cho cán bộ điện toán, giao dịch viên, kho quỹ, các bộ phận khác bắt buộc phải làm thêm giờ hàng ngày nhưng khơng được chi trả lương ngồi giờ.

Các đề xuất chính sách phụ cấp cho một số vị trí tại Vietinbank như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động đối với tổ chức tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 89)