Sự gắn kết của nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lãnh đạo mới về chất và sự gắn kết của nhân viên trường hợp công ty TNHH xử lý chất thải công nghiệp và tư vấn môi trường văn lang (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Sự gắn kết của nhân viên

1.3.1. Các khái niệm về sự gắn kết

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức và khơng có một khái niệm nào được xem là tuyệt đối đúng.

Sự gắn kết được định nghĩa là sự nhiệt tình của nhân viên khi làm việc để góp phần cho sự thành công của tổ chức và họ tin rằng quyết định chọn lựa làm việc tại tổ chức là một lựa chọn đúng. Họ có suy nghĩ sẽ làm việc và gắn bó lâu dài với tổ chức thậm chí khi có những đề nghị hấp dẫn mời họ về làm cho những tổ chức khác nhưng họ vẫn không đồng ý (The Loyalty Research Center, 2004).

Sự gắn kết là sự kiên định mạnh mẽ và tham gia tích cực của một cá nhân với tổ chức (Mowday el al., 1979).

Sự gắn kết với tổ chức là trạng thái tâm lý của các cá nhân, thể hiện mức độ họ chấp nhận những đặc trưng của tổ chức (O’Reilly and Chatman, 1986).

Sự gắn kết với tổ chức là sự gắn bó chặt chẽ lâu dài và ln duy trì mối quan hệ này với tổ chức cũng như tự nguyện dành hết nỗ lực của bản thân phục vụ cho tổ chức (Kalleberg et al, 1996).

Đối với Maslach & Leiter (1997) thì cho rằng sự gắn kết khác với sự kiệt quệ (bournut). Sự kiệt quệ cấu thành bới 3 nhân tố chính là sự suy sụp tinh thần, hồi nghi về tương lai và cảm thấy thiếu tự tin trong nghề nghiệp. Đo lường sự kiệt quệ bởi thang đo MBI (Maslach Bournut Inventory, 1997; Wong Tay, 2010). Ngược lại, nếu người lao động cảm thấy tự tin và có trạng thái tinh thần tích cực biểu hiện bởi việc tràn trề nghị lực, hồn tồn bị cơng việc thu hút thì sẽ gắn kết với cơng việc (Maslach & Leiter, 1997).

Phân tích tổng hợp của 71 nghiên cứu về sự gắn kết và trung thành với tổ chức cho kết quả hệ số tương quan là 0,496, cho thấy có mối tương quan mạnh mẽ rõ ràng giữa 2 khái niệm này (Brown, 1996).

Có nhiều định nghĩa, cách nhìn khác nhau về sự gắn kết. Và nghiên cứu này xem sự gắn kết của nhân viên với tổ chức là sự tự hào về tổ chức nơi họ làm việc, mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức dù nơi khác có đề nghị điều kiện làm việc tốt hơn và nỗ lực hết mình để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.

1.3.2. Thang đo sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức

Mowday và cộng sự (1979) đồng thời cũng là nhóm tác giả của thang đo nổi tiếng, “được sử dụng rộng rãi nhất” (Price, 1997) về sự gắn kết đối với tổ chức OCQ (Organizational Commitment Questionaire). Tuy nhiên, khi áp dụng thang đo OCQ tạo nhiều kết quả rất khác biệt. Ví dụ, kết quả nghiên cứu của Mowday và cộng sự (1979), của Ferris và Aranya (1983); của Morrow và McElroy (1983) cho thấy OCQ chỉ gồm một thành phần đồng nhất; nghiên cứu của Angle và Perry (1981) cho kết quả gồm hai thành phần; nghiên cứu của Koslowsky et al (1990) cho kết quả gồm 3

thành phần. Nghiên cứu của Dung và Abraham (2005) với việc sử dụng 9 biến thuận của OCQ cho kết quả với 3 thành phần thông qua 6 biến quan sát.

Thang đo sự gắn kết tổ chức OCQ của Mowday (1979) đã được Trần Kim Dung (2006) nghiên cứu kiểm định và hiệu chỉnh thang đo trong môi trường của Việt Nam. Dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 300 nhân viên làm việc toàn thời gian tại TP HCM và sử dụng phương pháp mơ hình phương trình cấu trúc (Structural equation Mơ hình – SEM) kết quả cho thấy thang đo OCQ được điều chỉnh gồm có 3 thành phần: cố gắng nỗ lực; lịng trung thành; và lòng tự hào về tổ chức với 9 biến quan sát phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Do đó, thang đo này được sử dụng làm cơ sở để đo lường sự gắn kết tổ chức trong phạm vi nghiên cứu này.

Bảng 1.3. Các biến quan sát của thang đo sự gắn kết với tổ chức Biến Biến

tiềm ẩn Biến quan sát Mã biến

Lòng trung thành (Loyalty)

Anh/Chị muốn gắn bó với cơng ty đến khi khơng cịn làm

việc được nữa. Lo1

Khi có cơng ty khác đề nghị Anh/Chị về làm việc cho họ với mức thu nhập cao hơn nhưng Anh/Chị vẫn chọn ở lại làm việc lâu dài với công ty.

Lo2 Anh/Chị ln ln có cảm giác mình trung thành với cơng

ty. Lo3

Cố gắng nỗ lực (Effort)

Anh/Chị cảm thấy hài lịng vì những nỗ lực của mình đã

góp phần tích cực để phát triển cơng ty. Ef1 Anh/Chị tự cố gắng để nâng cao năng lực của mình nhằm

đóng góp nhiều hơn cho cơng ty. Ef2

Anh/Chị tự nỗ lực hết mình để hồn thành nhiệm vụ một

cách tốt nhất. Ef3

Lòng tự hào (Pride)

Cơng ty là một niềm tự hịa của Anh/Chị. Pr1 Được làm việc tại cơng ty này là một niềm tự hịa của

Anh/Chị. Pr2

Anh/Chị cảm thấy mình thuộc về cơng ty này. Pr3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lãnh đạo mới về chất và sự gắn kết của nhân viên trường hợp công ty TNHH xử lý chất thải công nghiệp và tư vấn môi trường văn lang (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)