1.3 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG
1.3.5.3 Chuyển giao cơng trình và kết thúc hợp đồng dựán
Sau khi hết thời hạn kinh doanh cơng trình theo hợp đồng đã lý kết, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án thực hiện chuyển giao khơng bồi hồn cơng trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với nhà đầu tư, việc chuyển giao cơng trình được xem như là kết thúc một dự án, còn đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đó chỉ là bắt đầu một q trình mới. Kể từ giai đoạn này, cơng trình thuộc quyền sở hữu của nhà nước vì vậy việc vận hành, kinh doanh cơng trình mới bắt đầu đối với các tổ chức cơng. Có thể nói cơ quan nhà nước cịn phụ thuộc vào nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong việc vận hành cơng trình vì yếu tố về khoa học, kỹ thuật chưa kịp được chuyển giao hết. Cho nên, việc chuyển giao không có nghĩa là cắt đứt hoàn toàn quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng BOT mà các bên cịn có thể tiếp tục hợp tác trong giai đoạn hậu chuyển giao. Việc chuyển giao tiến hành theo quy định pháp luật với các công việc như sau:
Quyết tốn cơng trình BOT:
Kể từ ngày hồn thành cơng trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tiến hành thực hiện thủ tục quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơng trình trong thời hạn sau đây: Đối với dự án quan trọng quốc gia, nhóm A: 09 tháng; đối với dự án nhóm B: 06 tháng; đối với dụ án nhóm C: 03 tháng; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận với nhà đầu tư việc lựa chọn tổ chức kiểm tốn độc lập có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư xây dựng cơng trình dự án. Sau khi thực hiện quyết tốn cơng trình dự án, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi.
Chuyển giao cơng trình BOT:
Chuyển giao cơng trình BOT được thực hiện theo thủ tục và điều kiện như sau: Một năm trước ngày chuyển giao hoặc trong thời hạn thỏa thuận tại Hợp đồng dự án, Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp dự án phải đăng báo công khai về việc chuyển giao cơng trình và các vấn đề liên quan đến thủ tục, thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện cơng tác giám định chất lượng, giá trị, tình trạng cơng trình theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu Doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì cơng trình; Nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án phải bảo đảm tài sản được chuyển giao không bị dùng làm tài sản để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc bị cầm cố, thế chấp để bảo đảm cho các nghĩa vụ khác của Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp Hợp đồng dự án có quy định khác; Khi bàn giao cơng trình đã hồn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu bảo trì cơng trình theo quy định tại điều 11 thông tư số 37/2018/TT- BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ GTVT; danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng cơng trình đường bộ.