1.2 KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BOT
1.2.4 Đặc điểm của hợp đồng BOT
Ngoài những đặc điểm chung của một hợp đồng thương mại thì hợp đồng BOT so với các hợp đồng khác cũng có những đặc điểm khác biệt rõ nét như sau:
Điểm khác biệt thứ nhất thể hiện ở đối tượng của hợp đồng BOT. Hợp đồng BOT không bao giờ là động sản mà luôn là các cơng trình CSHT như nhà máy, điện, nước, cầu hầm, cống, hệ thống cấp thoát nước …đặc biệt hình thức hợp đồng BOT được áp dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng các cơng trình giao thơng.
Đặc điểm khác biệt thứ hai thể hiện ở chủ thể hợp đồng BOT. Chủ thể hợp đồng BOT thường bao gồm một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bên kia là chủ đầu tư. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng chỉ tham gia với tư cách là chủ thể kinh tế mà còn tham gia với tư cách chủ thể công quyền, quản lý một số hoạt động đầu tư của nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT. Trong khi, ở các hợp đồng thương mại khác khơng phải hợp đồng nào cũng có sự tham gia của Nhà nước với vai trò chủ thể.
Đăc điểm khác biệt thứ ba ở hợp đồng BOT so với các hợp đồng khác đó là quy định về vốn tài trợ để thực hiện hợp đồng. Các hợp đồng vay tài sản khác thường phải dựa vào cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh. Còn trong hợp đồng BOT mà điển hình là các hợp đồng BOT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng các cơng trình giao thơng, bên cho vay không phải dựa vào tài sản hiện hữu hoặc hình thành trong tương lai của doanh nghiệp mà bên cho vay thường xem xét tới nguồn thu của dự án
28 Chính phủ (2018), Nghị định số 63/2018/NĐ – CP về đầu tư theo hình thức PPP ban hành ngày 04 tháng 05 năm 2018.
để hồn trả lại vốn vay thay vì các nguồn bảo đảm truyền thống khác như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản của bản thân doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.