2.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG CÁC
2.2.1.3 Thực trạng về việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dựán
Thống kê của Bộ GTVT cho biết, 69 dự án BOT với tổng mức đầu tư 186.481 tỷ đồng do Bộ GTVT triển khai trong giai đoạn 2011 – 2015 (tính đến hết tháng 7/2015)40 đều áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư. Các dự án BOT triển khai trước năm 2010 cũng áp dụng hình thức này. Điều này khiến dư luận và người dân có quyền nghi ngờ tính minh bạch trong các dự án BOT, đặc biệt là các dự án BOT xây dựng hạ tầng giao thông vận tải.
Theo Luật Đấu thầu và Nghị định 30/2015, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP được thực hiện thơng qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Tuy nhiên, việc tổ chức đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư hiện còn nhiều bất cập, mang nặng tính hình thức và chưa đảm bảo cơng khai, minh bạch. Hều hết các dự án được thực hiện đều là chỉ định thầu với lý do không đủ số lượng nhà đầu tư quan tâm, Với việc chỉ định thầu và tổ chức đầu thầu không minh bạch đã khiến cho các nhà đầu tư chân chính mất niềm tin, dẫn đến nhiều trường hợp nhà đầu tư được chỉ định nhưng không đảm bảo năng lực tài chính và các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện dự án. kết quả là nhiều dự án đầu tư vừa triển khai dở dang đã bị đình trệ hoặc phá sản do nhà đầu tư không đủ năng lực, kinh nghiệm
40 Bộ giao thơng vận tải (2015), Báo cáo tình hình kết quả thực hiện các dự án PPP giao thông năm 2015
Các quy định về thể thức lựa chọn nhà đầu tư tham gia hợp đồng BOT nói chung và BOT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng các cơng trình giao thơng vẫn cịn nhiều hạn chế như sau:
Thứ nhất, Dự án giao cho Thủ tướng Chính phủ được quyền quyết định chỉ
định nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng BOT mà khơng đưa ra các tiêu chí để thực thi quyền đó. Điều này dễ gây nên tình trạng chủ đầu tư dùng các quan hệ với các đối tác để tác động được chỉ định thực hiện hợp đồng BOT mà khơng phải qua quy trình đấu thầu.
Thứ hai, Quy định của pháp luật không rõ ràng khi cho phép chỉ định nhà
đầu tư cho dự án cần được thực hiện để đáp ứng nhu cầu cấp bách về sử dụng cơng trình kết cấu hạ tầng hoặc để đảm bảo tính liên tục trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà không thể tiến hành đấu thầu. Tiêu chí khơng thể tiến hành đấu thầu khơng được giải thích nên gây nhiều khó khăn trong áp dụng trên thực tế.
Thứ ba, Điều 54 Luật Đầu tư quy định khi có từ hai nhà đầu tư trở lên quan
tâm đến một dự án quan trọng như đã nêu trong quy hoạch tổng thể của một ngành nào đó, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phải được thực hiện theo phương thức đấu thầu và phù hợp với Luật Đấu thầu. Theo Luật đấu thầu, quy trình đấu thầu sẽ được áp dụng đối với các dự án đầu tư và phát triển có vốn nhà nước từ 30% trở lên. Như vậy, theo Luật Đấu thầu thì việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia đàm phán hợp đồng BOT chỉ thông qua thủ tục đấu thầu khi một doanh nghiệp nhà nước là đối tác dự án có 30% vốn trở lên, hoặc khi có bảo lãnh nhà nước, hoặc khi Nhà nước cấp một khoản vay cho một dự án BOT. Do vậy, đối với các dự án BOT không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì sẽ khơng nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Vì vậy, khơng rõ liệu Điều 54 của Luật Đầu tư có định đưa ra các trường hợp bổ sung áp dụng Luật Đấu thầu để Luật Đấu thầu vẫn có hiệu lực áp dụng khi khơng có vốn đầu tư của Nhà nước?