Nguồn gốc hợp đồng BOT trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)

1.2 KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BOT

1.2.1Nguồn gốc hợp đồng BOT trên thế giới

Hợp đồng được coi là một cam kết thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hay khơng làm một việc nào đó trong khn khổ pháp luật. Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới quy định về hợp đồng BOT với nhiều loại khác nhau như: Hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, hợp đồng bảo hiểm…

Hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) là hình thức hợp đồng được ra đời muộn hơn so với các loại hợp đồng khác. Hợp đồng BOT ngoài việc mang đầy đủ bản chất của một hợp đồng thơng thường thì cịn có những đặc thù riêng của nó. Trên thế giới, hợp đồng BOT xuất hiện với mục đích huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân để tài trợ, xây dựng, kinh doanh CSHT vốn thuộc trách nhiệm của nhà nước như đường sá, cầu cống …

Hợp đồng BOT hình thành từ kết quả của quá trình phát triển kinh tế từ những năm cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Khi đó sự tích tụ tư bản tăng lên, khi nền kinh tế phát triển ở một mức độ nhất định thì nhu cầu xây dựng và phát triển CSHT

26 Chowdhury A., Chen P.-H. và Tiong R. (2011), Analysing the structure of PublicPrivate

Partnership projects using network theory, Construction Management and Economics 29(3), tr. 247–260

mới được đặt vào tình thế cấp thiết. Nhà nước với vai trị quản lý xã hội của mình, phải có nhiệm vụ thực hiện việc xây dựng CSHT công cộng. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu về CSHT ngày càng trở nên cấp thiết để đáp ứng xu thế phát triển của tồn thế giới thì nguồn ngân sách nhà nước lại hạn hẹp, không đủ đáp ứng. Hơn nữa, hiệu quả từ việc đầu tư của cơ quan nhà nước vào CSHT khơng cao. Chính vì vậy, khi chủ nghĩa tư bản phát triển, thế giới trải qua cuộc cách mạng công nghiệp cũng là lúc hợp đồng BOT ra đời, do đó hợp đồng BOT có thể được coi là đứa con của cuộc cách mạng công nghiệp. Đồng thời, với sự phát triển kinh tế vượt bậc ở khu vực tư nhân, cùng sự tham gia ngày càng sâu rộng của tư nhân vào tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có nhiều lĩnh vực trước đây chỉ có duy nhất nhà nước mới có quyền tham gia đã chứng tỏ vai trò kinh tế của lĩnh vực tư nhân trong đời sống xã hội.

Những năm cuối thế kỷ 18 và nữa đầu thế kỷ 19, hợp đồng BOT đã ra đời tại Vương Quốc Anh bắt đầu từ việc xây dựng những con đường quốc lộ phục vụ trao đổi, thơng thương hàng hóa và đường ray xe lửa. Sau đó là tại Mỹ, khái niệm hợp đồng BOT xuất hiện từ các thỏa thuận nhằm xây dựng cơng trình 15000 dặm đường thu phí vào giữa thế kỷ 19 của những doanh nhân giàu có. Trong suốt 4 thập kỷ đầu thế kỷ 19 đã có khoảng 450 tuyến đường đã được xây dựng trên khắp nước Mỹ được thực hiện theo hợp đồng BOT giữa một bên là các Bang nước Mỹ và một bên là các nhà đầu tư tư nhân. Còn tại pháp, năm 1782 hai anh em nhà Perier đã trở thành những nhà đầu tư thực hiện theo hình thức BOT đầu tiên tại Pháp với hợp đồng xây dựng đường giao thông tại Paris. Tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ năm 1844 dự án đầu tiên được thực hiện theo hình thức BOT đã được triển khai. Tại Ai Cập, ý tưởng về hợp đồng BOT cũng xuất hiện từ khá sớm với việc xây dựng kênh đào Suez năm 1869 dựa trên nguồn vốn kết hợp giữa nhà đầu tư tư nhân châu âu và chính phủ Ai Cập nhằm thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao kênh đào Suez phía đơng bắc Ai Cập, thuộc triều đại nhà Vua Pasha MuhammadAli.

Trong nữa sau của thế kỷ 19, hệ thống đường ray xe lửa, đường hầm, sân bay, nhà ga, bến cảng… tiếp tục được phát triển trên dựa trên sự hỗ trợ tài chính của

khu vực kinh tế tư nhân. Công việc xây dựng CSHT trước đây vốn thuộc về trách nhiệm của nhà nước, nay với sự xuất hiện của hợp đồng BOT đã dần dần được chuyển giao sang khu vực tư nhân. Với lợi ích rất lớn từ hợp đồng BOT, cuối thế kỷ 19, các dự án theo hình thức hợp đồng BOT đã xuất hiện hầu hết ở tất cả các nước Châu Âu rồi phát triển sang các nước châu Á như PhiLippin, Malaixia, Trung Quốc và Ấn Độ, chưa kể một số quốc gia ở Châu Mỹ La tinh và Châu Phi cũng gia nhập vào phong trào này. Ở các quốc gia này, pháp luật đã được điều chỉnh, sửa đổi và ban hành nhằm kịp thời điều chỉnh một loại hợp đồng có nhiều đặc thù và mới mẻ như hợp đồng BOT mà cụ thể là Philippinđã ban hành luật mới số 7718 cho phép việc xây dựng CSHT tại Philippin theo phương thức hợp đồng BOT.

Vào đầu thế kỷ 20, thế giới đã chứng kiến sự phát triển các CSHT được ký kết theo phương thức BOT rộng khắp trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn một số nước vẫn còn quan niệm truyền thống rằng các dự án CSHT phải do nhà nước thực hiện song với những hiệu ứng tích cực từ các hợp đồng BOT mang lại, Những thập niên 1950 chính những quan niệm này cũng đã phải dần thay đổi, theo đó, nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân được phép xây dựng CSHT phục vụ lợi ích cơng chúng. Cũng vào đầu thế kỷ 20, các nước Châu Á cũng đã trải qua cuộc cách mạng kinh tế, bắt nhịp với sự văn minh nhân loại, thúc đẩy các hình thức đầu tư mới với sự ra đời của hợp đồng BOT dựa trên xu hướng tư nhân hóa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Các dự án BOT thành cơng đã xuất hiện ngày càng nhiều trong đó Hồng Kơng chính là một ví dụ bởi tại Hồng Kơng đã có nhiều dự án BOT thành công như đường hầm, cầu cảng Harbour – Crossing năm 1999. Còn tại Trung Quốc, với những dự án năng lượng dựa trên hợp đồng BOT ngày càng trở thành hình thức phổ biến và là hình thức được Nhà nước và nhà đầu tư ưa thích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)