LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

1.1.1 Khái niệm đối tác công tư

Theo hướng dẫn của Ủy Ban Châu Âu (EC) về PPP19, đối tác công tư là sự hợp tác giữa khu vực Nhà nước và khu vực Tư nhân nhằm mục đích cung cấp dự án hay dịch vụ mà từ trước đến nay được cung cấp bởi Nhà nước.

Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã định nghĩa thuật ngữ “Mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân” chính là miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức Nhà nước và tổ chức tư nhân liên quan đến lĩnh vực KCHT và các lĩnh vực dịch vụ khác20

Một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực PPP như Hội đồng quốc gia và PPP của Mỹ (US National Council for Public Private Partnerships), Hội đồng PPP của Canada (Canadian Council for Public Private Partnerships) cũng đưa ra khái niệm riêng về PPP như sau: “PPP là hình thức hợp tác giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân dựa trên lợi thế của mỗi bên nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cộng đồng thông qua việc phân bổ hợp lý các nguồn lực, rủi ro và lợi ích”21

19 European Commission (EC) (2003), Guidelines for Successful Public–Private Partnership.

20 ADB (2008), Public–Private Partnerships Handbook, Asian Development Bank, Philippines

21 Canadian Council for PPP (2011), Public Private Partnerships – A guide for municipalities

Đối tác công tư (PPP) theo quy định của pháp luật Việt Nam được định nghĩa là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý cơng trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ cơng22

1.1.2 Đặc điểm của hình thức đối tác cơng tư

Hình thức đối tác cơng tư (PPP) mặc dù khơng có một định nghĩa nào mang tính quốc tế nhưng có một số đặc điểm chung thường gắn liền với hình thức này23

- Khu vực tư nhân chịu trách nhiệm thực hiện dự án, vận hành dự án và gánh chịu phần lớn rủi ro dự án có liên quan.

- Trong suốt q trình thực hiện dự án, khu vực Nhà nước có vai trị giám sát hoạt động của khu vực tư nhân và thực thi các điều khoản của hợp đồng.

- Chi phí của khu vực tư nhân có thể được thu hồi tồn bộ hoặc một phần từ các mức phí liên quan đến sử dụng dịch vụ, được cung cấp bởi dự án và có thể được thu hồi thơng qua thanh toán từ Nhà nước.

- Các Khoản thanh toán của nhà nước sẽ được thực hiện dựa trên sự thỏa mãn các tiêu chuẩn thực hiện được ghi trong hợp đồng.

- Thông thường khu vực tư nhân sẽ đóng góp phần lớn chi phí lớn để thực hiện dự án.

22 Chính phủ (2018), Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về Đầu tư theo hình thức PPP, ban hành ngày 04 tháng 05 năm 2018

23 Chen S. (2013), Improving Value for Money in Public Private Partnership Infrastructure

Projects, Published PhD thesis, The Hong Kong University of Science and Technology

1.1.3 Các hình thức đối tác cơng tư

a./ Xét theo cơ chế thanh tốn Có hai hình thức PPP24

- PPP dựa trên thu phí của người sử dụng (User-Fee PPPs): Đây là hình thức mà khu vực tư nhân nhận được doanh thu chỉ từ thu trực tiếp phí sử dụng. Hình thức này áp dụng cho những lĩnh vực đầu tư mà có thể thu được phí trực tiếp và rõ ràng như KCHT giao thơng vận tải.

- PPP dựa trên mức độ sẵn sàng thực hiện dịch vụ (Availability-Based PPPs): Đây là hình thức mà khu vực tư nhân nhận được doanh thu từ các khoản thanh tốn của Nhà nước. Hình thức này được áp dụng cho những lĩnh vực đầu tư mà khơng thể xác định các khoản chi phí trực tiếp cho người sử dụng như y tế, giáo dục… hoặc lĩnh vực mà Chính phủ là người sử dụng có hiệu quả như dự án các tịa nhà cho Chính phủ…

b./ Xét theo hình thức hợp đồng

Các hợp đồng theo hình thức PPP được đặt tên dựa vào các giai đoạn thực hiện hoặc cấu trúc của hợp đồng như BOT, BOO, O&M…25

● Hợp đồng được thực hiện dựa trên hình thức nhượng quyền (quyền sở hữu tài sản)

24 Farquharson E., Torres de Mästle C., Yescombe E.R. và Encinas J. (2011), How to Engage with the Private Sector in Public-Private Partnerships in Emerging Markets, The World

Bank, Washington, D.C

25 Mai Thị Thu, Nguyễn Văn Phúc, Đặng Ngọc Trâm và Nguyễn Đoan Trang (2015),

Phương thức đối tác công tư (PPP): Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam

- Thuộc sở hữu của tư nhân: hợp đồng BOO - Hợp đồng nhượng quyền: hợp đồng BOT, BTO - Hợp đồng cho thuê: hợp đồng BLT, BTL. - Hợp đồng quản lý: hợp đồng O&M.

● Hợp đồng được thực hiện dựa trên giai đoạn chuyển giao - Chuyển giao ngay sau khi xây dựng: hợp đồng BTO, BTL, BT - Chuyển giao sau giai đoạn kinh doanh: hợp đồng BOT, BLT - Không yêu cầu chuyển giao: hợp đồng BOO

● Hợp đồng được thực hiện dựa trên nguồn doanh thu

- Dự án có nguồn thu từ phí người sữ dụng: BOT, BTO, BOO, O&M - Dự án có nguồn thu từ thanh tốn theo giai đoạn thực hiện từ nhà nước: BTL, BLT.

- Dự án bao gồm việc giao khu đất khác để đổi lại việc xây dựng cơng trình dự án (đổi đất): BT

1.1.4 Cấu trúc cơ bản của hình thức đối tác cơng tư

Hình thức đối tác cơng tư bao gồm một số lượng lớn các bên liên quan với chương trình, ưu tiên và mục tiêu riêng của họ. Mối quan hệ giữa những người tham gia dự án PPP được thiết lập thông qua một loạt các hợp đồng giữa khu vực Nhà

nước, người bỏ vốn, nhà thầu, nhà vận hành và khách hàng26. Các đối tượng chính và hợp đồng liên quan trong một dự án PPP được bao gồm: Khu vực Nhà nước quan hệ với khu vực tư nhân thông qua hợp đồng PPP; Khu vực tư nhân và bên cho vay cung cấp vốn cho doanh nghiệp dự án thông qua vốn chủ sở hữu và vốn vay; Doanh nghiệp dự án quan hệ với nhà thầu xây dựng và nhà thầu vận hành, bảo dưỡng thông qua hợp đồng thương mại; Người sử dụng quan hệ với doanh nghiệp dự án thơng qua mức phí mà họ trả cho dịch vụ sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)