Bảo lãnh nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dựán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

1.3 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG

1.3.7.1 Bảo lãnh nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dựán

Các dự án PPP nói chung và BOT nói riêng thường liên quan đến sử dụng các khoản bảo lãnh của Nhà nước. Đây là một hình thức can thiệp của Chính phủ nhằm giảm chi phí tài chính của các khoản rủi ro phải đối mặt bởi khu vực tư nhân từ đó khuyến khích được khu vực tư nhân tham gia vào dựán PPP29

Sử dụng các khoản bảo lãnh của Nhà nước giúp thuyết phục khu vực tư nhân đầu tư vào hạ tầng giao thông vận tải, cho phép Nhà nước có được hạ tầng giao thơng

29International Monetary Fund (2006), Public-private partnerships, government guarantees, and fiscal risk, Washington D.C:World Bank Publications

vận tải mà không phải trả bất cứ thứ gì ngay lập tức và tận dụng được kỹ năng và năng lực của khu vực tư nhân30

Khu vực tư nhân thường có trách nhiệm cao khi thực hiện dự án BOT, điều này phản ánh mức độ rủi ro cao hơn cho họ. Bảo lãnh từ phía Nhà nước được đánh giá là quan trọng cho khu vực tư nhân bởi nó có thể giảm đi mức độ rủi ro mà họ phải chịu31. Bảo lãnh nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quy định tại điều 63/2018/NĐ – CP về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư “Căn cứ vào tính chất và yêu cầu thực hiện dự án, Thủ tướng chính phủ chỉ định cơ quan thay mặt chính phủ bảo lãnh cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và các nghĩa vụ hợp đồng khác cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án hoặc các doanh nghiệp khác tham gia thực hiện dự án và bảo lãnh nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhà nước bán nhiên liệu, nguyên liệu, mua sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án”

Các khoản bảo lãnh bao gồm:

- Bảo lãnh doanh thu tối thiểu: Là hình thức bảo lãnh mà nhà nước cấp cho đối tác tư nhân một mức doanh thu tối thiểu ở giai đoạn nhượng quyền trong trường hợp mục tiêu doanh thu hoặc doanh thu tối thiểu không đạt được. Bảo lãnh này phù hợp với các dự án mà doanh thu có được từ thu phí khơng đủ bù đắp chi phí đầu tư32

- Bảo lãnh vốn vay: Đây là hình thức đảm bảo các khoản vay sẽ được trả nếu người đi vay khơng thể thanh tốn. Bảo lãnh vốn vay của Nhà nước loại bỏ rủi

30Irwin T. C (2007), Government Guarantees : Allocating and Valuing Risk in Privately Financed Infrastructure Projects, Directions in Development; Infrastructure. Washington, DC: World Bank

31Ismail S. (2013), Critical success factors of public private partnership (PPP) implementation in Malaysia, Asia-Pacific Journal of Business Administration 5(1), tr. 6–19

32 Huỳnh Thị Thúy Giang (2012), Hình thức hợp tác cơng – tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

ro đối với bên cho vay bằng cách chuyển rủi ro này hoàn toàn cho Nhà nước, cho phép khu vực tư nhân có được lãi suất vay ưu đãi hơn33

- Bảo lãnh chống rủi ro bất khả kháng: Chính phủ cho phép kéo dài thời gian nhượng quyền hoặc Chính phủ bù đắp tổn thất (bằng tiền mặt hoặc các hỗ trợ khác) cho đối tác tư nhân khi xảy ra rủi ro bất khả kháng (các sự kiện xảy ra không nằm trong dự kiến và ngoài tầm kiểm sốt của các bên như thiên tai, chiến tranh, ơ nhiễm hạt nhân, sinh học…) hoặc xem xét mua lại dự án trong trường hợp bất khả kháng kéo dài 34

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)