2.2.3 Thực trạng các quy định của pháp luật về các giải pháp hỗ trợ
2.2.3.2 Thực trạng bảo lãnh nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dựán
Để triển khai các dự án, để thu hút được nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngồi, cần thiết phải có cơ chế bảo lãnh đối với một số dự án BOT giao thông
quan trọng. Bởi đầu tư theo hình thức PPP tuy có nhiều ưu điểm, song thực tế phức tạp hơn so với mơ hình đầu tư cơng truyền thống. Các dự án xây dựng hạ tầng các cơng trình giao thơng chứa đựng nhiều rủi ro từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến giai đoạn vận hành nên nhiều nhà đầu tư không tự tin ký hợp đồng PPP dài hạn với Chính phủ, nhất là ở các nước đang phát triển. Do vậy cần thiết có cơ chế bảo lãnh đối với một số dự án PPP giao thơng. Nghị định 15/2015/NĐ-CP, chính phủ đã xác nhận việc bảo lãnh đối với các nhà đầu tư thực hiện dự án sẽ được bảo lãnh về cung cấp nguyên liệu, bảo đảm cân đối ngoại tệ và quyền sở hữu tài sản.
Đối với việc bảo lãnh cung cấp nguyên liệu, nhà nước sẽ căn cứ vào tính chất và yêu cầu của các dự án xây dựng hạ tầng giao thông vận tải cụ thể để xem xét và bảo lãnh nguyên liệu. Đối với việc bảo đảm cân đối ngoại tệ, Chính phủ đã quy đinh dự án sẽ được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác. Ngồi ra cịn các hoạt động như chuyển vốn, lợi nhuận, thanh lý đầu tư ra nước ngoài phải theo Quy định về quản lý ngoại hối. Đối với bảo đảm quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu tài sản được chính phủ Việt Nam quy định đây là quyền hợp pháp của nhà đầu tư và nhà đầu tư sẽ khơng bị quốc hữu hóa hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính hay cưỡng chế. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản thì nhà đầu tư được thanh tốn, bồi thường theo quy định của pháp luật về đầu tư. Với quy định về bảo lãnh đối với nhà đầu tư tham gia thực hiện và quản lý dự án cho thấy nhà nước khơng bảo lãnh tín dụng và bảo lãnh doanh thu nên rủi ro tài chính được chuyển cho khu vực tư nhân. Trong khi đó chính phủ Việt Nam chưa ban hành các cơ chế đầy đủ và cụ thể để nhà đầu tư tư nhân đương đầu với rủi ro này.
Một số nước trong giai đoạn đầu phát triển dự án PPP cũng áp dụng các cơ chế bảo lãnh để thu hút vốn đầu tư tư nhân. Hàn Quốc là một điển hình. Năm 1999, Hàn Quốc bắt đầu áp dụng cơ chế bảo lãnh doanh thu tối thiểu cho dự án do Nhà nước đề xuất (bảo lãnh 90% doanh thu) và dự án do nhà đầu tư đề xuất (80% doanh thu). Chính phủ Hàn Quốc áp dụng cơ chế bảo lãnh cho toàn bộ thời gian vận hành dự án. Đến năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc giảm thời gian bảo lãnh cho các dự án xuống và năm 2009 thì dừng áp dụng hình thức bảo lãnh doanh thu tối thiểu cho các
dự án BTO. Bên cạnh đó, bảo lãnh tỷ giá hối đối đã được áp dụng ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Chile trong giai đoạn đầu thực hiện PPP.Ngoài ra cịn có một số hình thức bảo lãnh khác đã được áp dụng như bảo lãnh thu nhập tối thiểu, bảo lãnh giá trị hiện tại của doanh thu thấp nhất cho các dự án giao thông đường bộ, từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai ở Việt Nam cho thấy, việc Chính phủ chấp thuận bảo lãnh cho một số rủi ro của các hợp đồng PPP và BOT là cần thiết để bảo đảm thu hút được khu vực tư nhân đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, căn cứ vào mục tiêu phát triển KTXH, năng lực tài chính, khả năng quản lý và mơi trường đầu tư, chính phủ sẽ phải lựa chọn áp dụng các công cụ bảo lãnh phù hợp. Thực tế nếu khơng chấp nhận bảo lãnh thì khó thu hút nhà đầu tư tư nhân, nhất là đối với nhà đầu tư ngoại hoặc các dự án có mức độ rủi ro cao. Song nếu thực hiện bảo lãnh thì Nhà nước nhận rủi ro về phía mình và thực sự nếu khơng có cơ chế quản lý rủi ro tốt thì có thể sẽ gây ra những hệ lụy lớn cho ngân sách về dài hạn.