1.3 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG
1.3.3 Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và tổng hợp phần vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm của bộ, ngành, địa phương mình, đồng thời phải cơng bố dự án sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt theo quy định. Đối với các dự án do nhà đầu tư đề xuất thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất được phê duyệt chủ trương đầu tư, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dự án và thông tin về nhà đầu tư đề xuất dự án
1.3.3 Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. thi.
Nghiên cứu khả thi nhằm với mục đích đánh giá một cách khách quan và hợp lý những điểm mạnh và điểm yếu của dự án BOT mà bên mời thầu đã xác định. Đây là một trong những phần quan trọng nhất trong công tác chuẩn bị dự án và cũng là cơ sở để Chính Phủ đưa ra quyết định đầu tư vào dự án. Nghiên cứu khả thi sẽ giúp đảm bảo rằng dự án phù hợp với nhu cầu được xác định trước đó và là giải pháp kỹ thuật thích hợp nhất; Cung cấp thơng tin về chi phí (cả hữu hình và vơ hình) và cung cấp dấu hiệu nhận biết liệu ngân sách của Chính phủ có đáp ứng được những chi phí này mà khơng làm gián đoạn những hoạt động khác không; xem xét lý giải về hiệu quả kinh tế của dự án; Cho phép xác định, định lượng, giảm thiểu và phân bổ rủi ro trong tồn bộ vịng đời dự án; Hồn thành tồn bộ tài liệu tham vấn cho dự án; Xem xét vấn đề thu hồi đất của dự án cụ thể; Xem xét liệu dự án có phù hợp với khả năng chi trả của Chính phủ và đối tượng sử dụng dịch vụ khi xét đến các nghĩa vụ tài chính hữu hình và nghĩa vụ tài chính tiềm tàng của dự án.
Quy trình gồm các bước như sau:
+ Lập dự án: Theo quy định của Pháp luật hình thức đầu tư BOT tại Việt Nam thì việc lập dự án phải có bản thiết kế sơ bộ theo quy định của Luật Xây dựng và hồ sơ lập dự án.
+ Thẩm định dự án theo hình thức đầu tư BOT
Cơng việc thẩm định dự án theo hình thức BOT là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, trung thực có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án. Sau đó nhà nước sẽ xem xét việc đầu tư dự án và cấp phép thực hiện đầu tư dự án. Quá trình xem xét và kiểm tra đánh giá nội dung trong dự án phải diễn ra một cách độc lập, đảm bảo yêu cầu cách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án theo hình thức đầu tư BOT sẽ giúp cho quá trình quản lý dự án đảm bảo hiệu quả. Sau khi thẩm định, các cơ quan có thẩm quyền sẽ rút ra kết luận. Bản kết luận này là cơ sở quan trọng để nhà nước ra quyết đầu tư và cấp phép đầu tư dự án.
+ Phê duyệt dự án theo hình thức đầu tư BOT
Cơng tác Phê duyệt dự án theo hình thức đầu tư BOT được cơ quan nhà nước thực hiện việc phê duyệt, trong đó chủ yếu thực hiện phê duyệt về bản thiết kế xây dựng và tổng dự toán thực hiện dự án BOT. Tuy nhiên để tiến hành công tác này thì nhà nước sẽ căn cứ dựa trên hồ sơ đề xuất dự án của đơn vị chuẩn bị dự án BOT; Hồ sơ thẩm định dựa án của đơn vị thẩm định; Quyết định về chủ trương sử dụng vốn đầu tư của nhà nước để tham gia các dự án theo hình thức đầu tư BOT. Pháp luật Việt Nam quy định trách nhiệm của Bộ trưởng các bộ Kế hoạch Đầu tư, Giao thông Vận Tải, Tài Chính, Cơng thương, Xây dựng; Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành phố xem xét và phê duyệt các đề xuất dự án.
Cơ quan chuyên môn trực thuộc các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất và được phê duyệt thì bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh giao nhà đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Theo đó việc lựa chọn nhà thầu tư vấn hoặc tự thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lập báo cáo nghiên cứu khả thi của
pháp luật về xây dựng. Các nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo quy định tại Điều 54 Luật Xây dựng và quy định tại điều 20 Nghị định 63/2018/NĐ-CP. Đối với công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp sẽ thẩm định thiết kế cơ sở của báo cáo nghiên cứu khả thi, các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ do cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư thẩm định. Đồng thời cần có ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường, phịng chống cháy nổ…phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.